✔ 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh sàn TMĐT.

Hình thức của giao dịch ủy quyền ngoài tố tụng

– Trong 1 số trường hợp, giao dịch ủy quyền không nhất thiết phải được thể hiện bằng văn bản: như ủy quyền thực hiện nghĩa vụ, nộp hồ sơ hành chính, …

– Trong 1 số trường hợp, văn bản ủy quyền không nhất thiết phải được công chứng, chứng thực: như ủy quyền trong nội bộ cơ quan, tổ chức

– Giao dịch ủy quyền ngoài tố tụng chủ yếu được thực hiện bằng văn bản được công chứng, chứng thực: như Hợp đồng ủy quyền, hoặc Giấy ủy quyền

Vấn đề 1: Khái quát về tư vấn PL và kỹ năng tư vấn PL

+ Tư vấn: là đóng góp ý kiến cho vấn đề được hỏi nhưng không có quyền ra quyết định

+ Tư vấn PL: là việc người có chuyên môn về PL được hỏi ý kiến để tham khảo khi cần giải quyết hoặc quyết định 1 công việc nào đó liên quan đến PL

– Theo Điều 28 Luật luật sư 2006: Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.

– Theo Điều 28 Luật trợ giúp pháp lý 2006: Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, Luật sư, Tư vấn viên pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

– Định nghĩa: Tư vấn PL là việc giải đáp PL, hướng dẫn khách hàng sử dụng đúng PL, cung cấp các dịch vụ pháp lý, giúp khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

+ giải đáp PL: giải thích các quy định của PL

+ hướng dẫn, soạn thảo, cho ý kiến về các văn bản, đơn từ có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của khách hàng

+ hướng dẫn các thủ tục, quy trình cần thiết để làm việc với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính, pháp lý

+ đưa ra những lời khuyên về những vấn đề có liên quan đến PL, hướng dẫn khách hàng ứng xử phù hợp với PL

+ cung cấp các thông tin pháp lý giúp khách hàng nâng cao trình độ hiểu biết pháp lý

+ tư vấn PL là 1 loại dịch vụ pháp lý: tương tự với các dịch vụ pháp lý khác như dịch vụ công chứng, dịch vụ giám định, dịch vụ đấu giá, dịch vụ tranh tụng, …

+ người tư vấn phải có kiến thức PL, có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và các kỹ năng chuyên sâu

+ tư vấn PL là 1 nghề lấy PL làm công cụ, đồng thời người tư vấn phải hoạt động dựa trên PL và tuân thủ PL

+ tư vấn PL phải tìm ra 1 giải pháp hợp lý, có hiệu quả nhưng phải phù hợp với PL

+ tư vấn PL là 1 nghề lao động trí óc có tính độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân cao

Các điều kiện xác lập giao dịch ủy quyền ngoài tố tụng cho khách hàng

– Cá nhân, pháp nhân ủy quyền có quyền, nghĩa vụ theo quy định của PL

– Cá nhân, pháp nhân được ủy quyền có đủ điều kiện theo quy định của PL (Khoản 3 Điều 138 Bộ luật dân sự 2015)

+ tùy theo các quy định tại Điểm đ) khoản 1 Điều 3 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 61 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị xử phạt có quyền thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính và thực hiện giải trình về vi phạm hành chính, nhưng không quy định cụ thể về điều kiện của người đại diện

+ Luật xử lý vi phạm hành chính cũng không quy định về việc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, bị xử phạt được ủy quyền cho pháp nhân thực hiện các việc nêu trên

+ Điểm a) khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại quy định: người đại diện theo ủy quyền của người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

– Giao dịch ủy quyền được xác lập tự nguyện và không thuộc các trường hợp PL cấm hoặc không cho phép:

+ Luật tố cáo cũng không quy định về việc người tố cáo được ủy quyền cho người khác thực hiện việc tố cáo

+ Luật khiếu nại, Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức không quy định về việc cán bộ, công chức, viên chức, được ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại

+ Khoản 2 Điều 6 Luật hộ tịch quy định: trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch

+ Điểm b) khoản 1 Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng: cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp PL quy định khác

Vai trò của hoạt động tư vấn

– Góp phần vào việc phổ biến, giáo dục PL, định hướng hành vi ứng xử cho khách hàng trong khuôn khổ PL và đạo đức XH

– Góp phần giảm nhẹ sự căng thẳng cho các cơ quan tố tụng, tránh được sự quá tải cho các cơ quan xét xử

– Góp phần hoàn thiện hệ thống PL, hoàn thiện hoạt động của các cơ quan NN.

– Căn cứ vào tính chất của hoạt động tư vấn:

+ tư vấn thường xuyên: như ký hợp đồng tư vấn dài hạn cho khách hàng

+ tư vấn chính thức: là tư vấn của những người được NN công nhận, như luật sư, trợ giúp viên pháp lý

+ tư vấn không chính thức: là tư vấn của những người (có thể) có hiểu biết PL nhưng không được PL công nhận

+ tư vấn của tư vấn viên pháp luật

+ tư vấn của trợ giúp viên pháp lý

+ tư vấn cho khách hàng tổ chức

+ tư vấn cho khách hàng cá nhân

– Căn cứ vào tính chất vụ việc:

+ tư vấn đơn giản: như cung cấp văn bản PL

+ tư vấn phức tạp: nhiều lĩnh vực trong 1 vụ việc

Nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của hoạt động tư vấn PL

– Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

– Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích: không nhận tư vấn cho 2 bên đang tranh chấp nhau

– Nguyên tắc trung thực, khách quan: cả về chuyên môn (chỉ nhận tư vấn khi có chuyên môn vững vàng về lĩnh vực đó, tránh nhận “bừa” rồi phán “bừa”) và về tài chính (chi phí, thù lao rõ ràng)

– Nguyên tắc bảo mật thông tin về vụ việc của khách hàng

– Nguyên tắc bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng, chịu trách nhiệm trước PL về nội dung tư vấn

+ có bản lĩnh chính trị: dám bảo vệ luật pháp, bảo vệ lẽ phải đến cùng, không bị khuất phục bởi đe dọa, cường quyền, tiền bạc

+ nội dung tư vấn phải cụ thể, rõ ràng

+ đảm bảo nhanh chóng, kịp thời: VD ngay khi thấy đối tượng phạm tội có biểu hiện tẩu tán tài sản, cần tư vấn để thân chủ yêu cầu cơ quan chức năng kịp thời phong tỏa tài sản

+ tôn trọng sự tự quyết của khách hàng: trường hợp có nhiều phương án để giải quyết vụ việc

Vấn đề 2: Kỹ năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng tư vấn PL

Thông thường, quy trình tư vấn Pháp luật gồm các bước:

+ B1: tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn

+ B2: thỏa thuận tư vấn, cách thức làm việc, đàm phán, soạn thảo ký kết Hợp đồng tư vấn PL

+ B3: nghiên cứu hồ sơ, phân tích đánh giá vụ việc, và xây dựng phương án tư vấn

+ B4: chuyên gia thực hiện tư vấn (bằng lời nói, bằng văn bản)

+ B5: thu phí tư vấn, thanh lý hợp đồng, lấy phiếu đánh giá của khách hàng

Các kỹ năng, công việc hỗ trợ khách hàng ngoài tố tụng

– Thu thập, đánh giá và xử lý thông tin về vụ việc

– Tư vấn về căn cứ pháp lý giải quyết vụ việc

– Sắp xếp, nghiên cứu hồ sơ vụ việc: thông thường sắp xếp theo thứ tự thời gian của hồ sơ

– Xây dựng các phương án giải quyết vụ việc

– Dự báo toàn diện về những thuận lợi, khó khăn của từng phương án

– Xây dựng kế hoạch giải quyết vụ việc (dự kiến về thời gian, nhân sự, kinh phí)

– Dự thảo các văn bản thực hiện quyền, nghĩa vụ cho khách hàng (văn bản/hợp đồng ủy quyền; văn bản khiếu nại, tố cáo, đề nghị, phản ánh; văn bản hành chính, …)

a. Một số lưu ý đối với người đại diện theo ủy quyền

– Nắm chắc các quy định của PL liên quan đến nội dung ủy quyền

– Nắm chắc các căn cứ thực tiễn để thực hiện quyền, nghĩa vụ được ủy quyền

– Không thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng ngoài phạm vi được ủy quyền (về nội dung và thời gian ủy quyền)

b. Một số lưu ý khi thực hiện quyền, nghĩa vụ theo ủy quyền của người khiếu nại

– Nên từ chối làm đại diện cho những khách hàng có biểu hiện không tốt về đạo đức hoặc có biểu hiện quá khích

– Nên chứng thực giấy ủy quyền tại UBND cấp xã

– Cần chú trọng thực hiện các quyền, nghĩa vụ bằng văn bản

– Cần chú ý sử dụng phương tiện kỹ thuật: chụp hình, ghi âm, quay video

Giảng viên: cô Đỗ Ngân Bình (TS)