Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Các nước ở khu vực Đông Nam Á gồm có các nước nào? Thủ đô của các nước ở khu vực Đông Nam Á là gì?

Đông Nam Á là tiểu vùng nằm ở phía Đông Nam của Châu Á, tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là vùng địa lý quan trọng, cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Australia, bao gồm hệ thống đảo, bán đảo, quần đảo đan xen giữa biển, vịnh biển vô cùng phức tạp.

Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia, đó là:

Trong đó có 10 quốc gia là thành viên chính thức của Tổ chức ASEAN và quốc gia còn lại là quan sát viên của tổ chức này (Đông Timor).

Thủ đô của 11 nước Đông Nam Á gồm có như sau:

Kuala Lumpur và Putrajaya (thủ đô hành chính)

Các nước ở khu vực Đông Nam Á gồm có các nước nào? Thủ đô của các nước ở khu vực Đông Nam Á là gì? (Hình từ internet)

Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở các nước Đông Nam Á theo hợp đồng như thế nào?

Căn cứ tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở các nước Đông Nam Á theo hợp đồng gồm có như sau:

- Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;

- Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

- Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.

- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;

- Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

- Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật này;

- Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;

- Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;

- Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Bức tranh của nền kinh tế toàn cầu cho biết mức độ đóng góp khác nhau của các khu vực châu lục và các khu vực thành phố lớn cụ thể vào GDP toàn cầu.

Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

GDP khác với tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product - GNP) hay tổng thu nhập quốc dân (Gross National Income - GNI). Sự khác biệt là GDP được xác định theo vị trí, trong khi GNI được xác định theo quyền sở hữu. Có thể lấy ví dụ 1 nhà máy sản xuất đồ ăn nhanh đặt tại Việt Nam, do công dân Mỹ đầu tư để tiêu thụ nội địa. Khi đó mọi thu nhập từ nhà máy này sau khi bán hàng được tính vào GDP của Việt Nam, tuy nhiên lợi nhuận ròng thu được (sau khi khấu trừ thuế phải nộp và trích nộp các quỹ phúc lợi) cũng như lương của các công nhân Mỹ đang làm việc trong nhà máy được tính là một bộ phận trong GNP của Mỹ. Trong bối cảnh toàn cầu, GDP thế giới và GNI thế giới là những thuật ngữ tương đương nhau.

Bức tranh GDP thế giới. Ảnh: Visualcapitalist.com

GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành.

Trên hình 1, mỗi hình lục giác trên bản đồ đại diện cho 0,1% GDP tổng thể của thế giới. Các quốc gia được chia nhỏ dựa trên quy mô. Các quốc gia chiếm hơn 0,95% GDP toàn cầu được chia thành nhiều phần nhỏ, trong khi các quốc gia nhỏ hơn 0,1% GDP được nhóm lại với nhau. Đặc trưng của các khu vực thành phố lớn chiếm hơn 0,25% GDP toàn cầu.

Sự bất thường trong phân phối GDP toàn cầu

Chia nhỏ phân phối GDP toàn cầu thành các bản đồ làm nổi bật một số điểm bất thường thú vị đáng xem xét:

Đóng góp của các nền kinh tế lớn vào GDP thế giới. Ảnh: Agoodnews.co.za

1. Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Á, với tổng GDP chiếm 80% GDP của thế giới về danh nghĩa.

2. Bang California của Hoa Kỳ chiếm 3,7% GDP của thế giới, xếp hạng cao hơn đóng góp của Vương quốc Anh là 3,3%.

3. Canada với tư cách là một quốc gia chiếm 2% GDP của thế giới, có thể so sánh với mức đóng góp vào GDP của Khu vực Đại Tokyo là 2,2%.

4. Với GDP 3.000 tỷ USD, đóng góp của Ấn Độ làm lu mờ GDP của cả lục địa châu Phi (2,6 nghìn tỷ USD).

5. Thống kê làm nổi bật sức mạnh kinh tế của các thành phố. Một ví dụ nổi bật về điều này là ở Ontario (Canada), khu vực Đại Toronto hoàn toàn làm lu mờ tỷ phần kinh tế của phần còn lại của tỉnh.

Bất bình đẳng trong phân phối GDP

Thực tế là các quốc gia nhất định tạo ra phần lớn sản lượng kinh tế của thế giới, các nền kinh tế mới nổi vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ. Ví dụ, Ấn Độ chiếm 3,2% GDP toàn cầu về danh nghĩa, mặc dù nước này chiếm 17,8% dân số thế giới.

Đó là lý do tại sao trên bản đồ danh nghĩa, Ấn Độ có quy mô tương đương với Pháp, Vương quốc Anh hoặc hai khu vực thành phố lớn nhất của Nhật Bản (Tokyo và Osaka-Kobe), nhưng những nơi giàu có này có GDP bình quân đầu người cao hơn nhiều.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

(Thanhuytphcm.vn) - Tại phiên khai mạc Quốc hội sáng 21/10, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, năm 2024, dù tình hình nhiều khó khăn, nhưng triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội; với phương châm “kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”, “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”, “đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả”, “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, chỉ bàn làm, không bàn lùi”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã bám sát tình hình thực tiễn, tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, linh hoạt, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp.

Kết quả, tình hình kinh tế - xã hội tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, 9 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực. Ước cả năm có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch (chỉ tiêu GDP bình quân đầu người sẽ đạt nếu GDP tăng trưởng trên 7%). Nổi bật là chỉ tiêu tăng năng suất lao động vượt kế hoạch đề ra, sau 3 năm không đạt. Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%; ước cả năm đạt 6,8 - 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao (6 - 6,5%), thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, được nhiều tổ chức quốc tế lớn, có uy tín đánh giá cao…

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, nước ta còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro. Hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp khó khăn; chi phí sản xuất còn cao; sức mua trong nước có dấu hiệu tăng chậm lại. Một số chương trình, chính sách tín dụng triển khai chậm. Nợ xấu có xu hướng tăng; khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2024 còn cao. Giải ngân vốn đầu tư công chậm; lãng phí trong quản lý tài sản công, đất đai còn lớn.

Đối với nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu của năm 2024, từ đó tập trung với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu. Giữ đà, giữ nhịp phát triển, thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn; phấn đấu tốc độ tăng GDP cả năm đạt trên 7%, kiểm soát lạm phát dưới 4,5%; tăng trưởng tín dụng khoảng 15%; thu ngân sách nhà nước tăng trên 10%; tỷ lệ giải ngân đầu tư công tối thiểu 95% kế hoạch.

Về năm 2025, Thủ tướng nêu rõ, đây là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Chính phủ đề ra mục tiêu tổng quát là tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; hoàn thiện thể chế, pháp luật; phát triển hạ tầng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn; phát triển văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội…

Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 là: tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (7 - 7,5%) để đến hết năm 2025 xếp hạng 31 - 33 thế giới về quy mô GDP. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5,3 - 5,4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 29 - 29,5%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 0,8 - 1%...

Chính phủ trình Quốc hội 11 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2025. Trong đó, hàng đầu là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, nhất là các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia; giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế… Phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc và phấn đấu khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Trình bày thẩm tra về báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, cả năm ước đạt khoảng 6,8 - 7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6 - 6,5%), được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng. Vốn FDI thực hiện ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9%, cao nhất từ năm 2021 đến nay, phản ánh môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam…

Trong số các lưu ý, Ủy ban cho rằng, thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn. Cơ cấu sản phẩm trên thị trường thiếu cân đối khiến giá nhà chung cư ở phân khúc sơ cấp và thứ cấp bị đẩy lên cao, dẫn đến người có nhu cầu thực về nhà ở khó có khả năng tiếp cận. Tình trạng “bỏ cọc” sau khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất tái diễn, tác động tiêu cực đến mặt bằng giá và thị trường nhà ở. Tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai, đẩy giá đất lên cao khiến cho việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ trong khi người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận vì giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả…

Về dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế cơ bản thống nhất với các định hướng lớn, mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu và 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo báo cáo của Chính phủ…