Đặc sản Trà Vinh hứa hẹn không làm thực khách thất vọng với những món ăn mang hương vị đặc trưng, cuốn hút. Chỉ cần thưởng thức qua một lần là đủ khiến bạn nhớ mãi hương vị các món ăn.

đặc sản Trà Vinh “gây nghiện” với hương vị đặc trưng

Bún nước lèo là món ăn đặc sản Trà Vinh nổi tiếng. Món ăn có nguồn gốc từ người Khmer và hội tụ những điều độc đáo của nền ẩm thực Trà Vinh. Nghe qua tên bún nước lèo tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là sự kết hợp giữa những nguyên liệu như thịt heo quay, bò hóc, rau sống và nước lèo mang vị thanh ngọt tự nhiên từ cá, tôm. Hương vị mắm trong món ăn không hề gây khó chịu cho người không biết ăn mắm, nhờ nước lèo làm loãng ra.

Để ăn kèm món bún nước lèo, bạn nên cho thêm rau sống và có thể thêm vài lát ớt, chanh để tăng thêm độ ngon cho món bún này.

Chù ụ có hình dáng khá giống với cua và thường được đánh bắt tại vùng biển bãi bồi thuộc biển Ba Động, Trà Vinh. Chù ụ có cái tên nghe khá buồn nhưng thịt lại vô cùng thơm ngon. Món chù ụ rang me sẽ có được vị chua nhè nhẹ cùng thịt cua ngọt thơm, tất cả tạo nên một hương vị đặc biệt và mới mẻ của món ăn.

Cũng như bún nước lèo, bún nước suông cũng là một “đề cử” trong danh sách đặc sản Trà Vinh, món ăn này nổi tiếng với những nguyên liệu được chọn lọc khá kỹ càng. Phần bánh của món ăn này được gọi là “suông” với sợi dày, bản to bằng khoảng ngón tay út, khi nhai vào sẽ cảm thấy dai dai và rất ngon.

Bún được ăn kèm cùng chả tôm, giò heo và các loại rau sống kết hợp cùng nước lèo thơm ngon, đậm vị, tất cả tạo nên một hương vị vô cùng đặc biệt cho món ăn này.

Đây là món ăn với cái tên nghe khá lạ tại với thực khách, nhưng thực chất món này chính là cháo cá lóc được chế biến mang hương vị riêng của người Trà Vinh. Nguyên liệu cá lóc được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo tươi ngon, mang đi luộc và tách bỏ xương, xào cùng hành để tăng độ thơm ngon.

Để tăng thêm hương vị thơm ngon cho món cháo, thực khách có thể thêm một chút tiêu, đậu phộng. Tin chắc sau một lần thưởng thức, bạn sẽ nhớ mãi món ăn này.

Món ăn với cái tên độc lạ, loi choi thường sinh sống tại vùng đất bùn ven sông hoặc bãi bồi, đất mới nổi. Chúng thường có hình dáng thẳng và dài khoảng hơn 20cm, thân tròn, màu trắng. Sau khi loi choi được bắt lên sẽ đem đi phơi khô, nướng sơ qua lửa than để có độ giòn, vị bùi và thơm phức hấp dẫn.

Đặc biệt, loi choi khi được ướp cùng sả ớt thì món ăn càng dậy vị hơn, sau đó chiên lên. Khi thưởng thức, bạn càng cảm nhận được vị béo nhè nhẹ cùng mùi thơm của sả ớt vô cùng quyến rũ.

Cháo cá khoai với hương vị ngọt thơm của thịt cá, kết hợp với cháo mềm khiến cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Để cháo ngon hơn, bạn có thể ăn kèm với rau mồng tơi, giá hoặc một số rau tùy thích của mỗi người.

Trước đây, bánh có tên là “Ọm Chiếl” (cách gọi của đồng bào Khmer). Theo thời gian, dựa vào các bước trong khâu chế biến mà người ta còn gọi là bánh rây hoặc bánh dứa. Gọi là bánh rây vì người ta dùng một cái rổ bằng lưới để rây bột xuống chảo. Còn với tên gọi bánh dứa là bởi loại bánh này, nếu muốn thơm ngon, nếp phải được xay chung với lá dứa.

Khi bánh chín tỏa mùi thơm ngào ngạt và đặc trưng không lẫn vào đâu được. Độ giòn mềm của bánh hoà lẫn vị ngọt thanh, vị béo của nếp, của dừa hay của đậu phộng, càng ăn càng mê mẩn với hương vị đặc trưng của món bánh.

Chả hoa là đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Trà Vinh. Sở dĩ gọi là chả hoa, vì khi cắt chả ra sẽ có một hình giống như bông hoa, ở giữa là trứng muối, xung quanh là nấm mèo cùng các nguyên liệu khác. Món ăn này được làm từ các nguyên liệu đơn giản như: thịt heo, pate, trứng muối, rau củ, nấm mèo,… Tuy nhiên, qua bàn tay khéo léo của người dân Trà Vinh thì món ăn này như được nâng lên một đẳng cấp khác như một nghệ thuật trong ẩm thực.

Nước mắm rươi là đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh với hương vị khá ấn tượng ngay từ lần thử đầu tiên. Rươi sau khi đánh bắt sẽ được mang đi ủ tầm 10 – 15 ngày để cho ra những chai nước mắm đậm đà thơm ngon. Sau hơn 3 tháng, cho ra nước mắm có thể ăn được và người ta thường đóng chai để bảo quản. Bằng chính hương vị của mình, nước mắm rươi chắc chắn sẽ chinh phục mọi du khách khi đến đây.

Tô bánh canh Bến Có mang lại hương vị thơm ngon, chất lượng với tỷ lệ thịt và bánh canh gần như bằng nhau. Nhờ vào hương vị và nguyên liệu đa dạng kết hợp cùng sợi bánh làm từ bột gạo khiến món ăn trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.

Phần nước dùng được ninh từ thịt và xương heo, nhờ vậy đảm bảo cho món ăn mang hương vị thanh ngọt tự nhiên, không gây chán cho người ăn, mà còn khiến bạn dễ bị “nghiện” món ăn này. Để ăn kèm với món bánh canh này, bạn có thể cho thêm vài lát ớt và một tí chanh để món ăn đậm đà hơn.

Có dịp về Trà Vinh, bạn nên thử ngay trái quách. Đây chính là một loại trái cây vô cùng độc đáo, có vỏ ngoài hơi cứng nhưng khi tách vỏ ra và lấy phần hạt bên trong mang đi chế biến tạo nên các món ăn vô cùng hấp dẫn. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng trái quách để dầm sinh tố hoặc làm quách trộn hay ngâm rượu.

Cốm dẹp là một trong những món ăn đặc trưng của vùng đất Trà Vinh. Cốm được làm từ nếp giã bằng tay cho tróc hết vỏ, sau đó mới quết lại thành từng miếng cốm mỏng. Cả quy trình từ trồng nếp đến thu hoạch rồi chế biến tốn rất nhiều công sức.

Cốm dẹp khi ăn sẽ được trộn cùng với dừa nạo sợi, đường và ít nước dừa. Tất cả được trộn đều lại với nhau. Để sau khoảng 2 giờ là có thể ăn. Khi ăn, du khách sẽ cảm nhận được miếng cốm mềm, thịt dừa giòn giòn, ngọt ngọt tạo nên hương vị đi vào lòng người.

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Du lịch miền tây nói chung và Trà Vinh nói riêng du khách luôn ấn tượng với nền ẩm thực đặc trưng xứ này. Đâu chỉ có bún nước lèo hay bánh tét Trà Cuôn nổi danh, đặc sản Trà Vinh còn rất nhiều những món ngon hấp dẫn khác. Hãy cùng điểm qua 17 đặc sản Trà Vinh ngay dưới đây nhé!

Đặc sản Trà Vinh - món ngon phải thử

Đặc sản Trà Vinh đầu tiên bạn nhất định phải thử đó chính là bún nước lèo. Bún nước lèo gây ấn tượng trước tiên bởi mùi hương không giống với bất kì loại bún hay phở nào khác. Chính nguyên liệu mắm bò hóc đã tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn này.

Bún nước lèo Trà Vinh thường được ăn kèm với thịt heo quay, chả giò, tôm, rau sống và huyết heo. Đây là món ăn rất phổ biến ở tỉnh Trà Vinh. Giá một tô bún nước lèo cao nhất cũng chỉ khoảng 20. Ở các chợ quê tô bún còn có giá rẻ bèo chỉ 6k.

Bánh canh Bến có cũng là một đặc sản Trà Vinh cực kì nổi tiếng. Xuất phát chỉ là một quán bánh canh ven đường ở ấp Bến Có nhưng vị ngon đậm đà của tô bánh canh đã khiến món ăn này dần trở nên thu hút thực khách hơn. Với vị trí cửa ngỏ, trước khi vào trung tâm thành phố Trà Vinh nên quán thường là chốn dừng chân của du khách sau hành trình dài.

Bánh canh Bến Có đặc biệt ở chỗ nước dùng được nấu theo một công thức riêng nên rất đậm đà. Cùng với đó tô bánh canh lúc nào cũng đầy ấp thịt heo và lòng heo. Hầu như du khách nào khi nhìn thấy tô bánh canh cũng đều tỏ ra rất ngạc nhiên vì lượng đồ ăn quá nhiều.

Nhiều người phương xa chắc sẽ không biết loài cá này. Cá khoai là loại cá biển, thân suông dài giống như củ khoai lang. Cá có màu trắng muốt, sờ vào rất mềm mại. Xương cá cũng đặc đặc biệt rất mềm và có thể ăn được. Với vị trí giáp biển nên đến Trà Vinh du khách có thể thưởng thức món cá này.

Cá khoai được chế biến thành nhiều món khác nhau nhưng ngon nhất là cá khoai nấu mẳn. Món canh này khá giống canh chua nhưng khác ở chỗ vị chua của canh là sau khi canh chín mang xuống mới cho nước chanh vào. Nấu canh mẳn cá khoai phải nấu nhanh vì thịt cá rất nhanh chín. Thịt cá khoai cho vào miệng là tan ngay, vô cùng mềm mịn. Ngoài ra cá khoai còn được dùng để nấu lẩu, làm khô cá khoai.

Bún suông Trà Vinh hay còn được người dân nơi đây gọi là bún đuông. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì trong tô bún có thêm những cọng chả tôm trông giống như con đuông. Chả tôm được làm từ tôm tươi, ướp hành tỏi và gia vị vừa ăn. Chính vì vậy mà khi ăn cọng chả tôm bạn sẽ cảm nhận được hết sự tinh tuý trong đó.

Bên cạnh đó nước dùng có món ăn này cũng có màu vàng đỏ trong rất bắt mắt.

Vinh Kim là một xã thuộc huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Đến khu vực này bạn sẽ thấy dọc quốc lộ có rất nhiều người bán bánh bao. Người dân Trà Vinh rất thích ăn bánh bao Vinh Kim vì bánh tươi, nóng và nhân được làm rất vừa ăn.

Hành trình du lịch Trà Vinh có đi ngang xã Vinh Kim thì bạn hãy nhớ ghé lại ăn thử bánh bao ở đây nhé!

Hẳn nghe cái tên chù ụ bạn sẽ thấy rất lạ lẫm. Chù ụ có hình thức giống cua và ba khía, tuy nhiên to hơn ba khía một chút. Đây là loài sống và sinh trưởng ngoài tự nhiên nên thịt chắc và rất ngọt ngon. Để bắt được chù ụ người ta phải lội sâu vào rừng rất tốn công sức. Chù ụ có cách chế biến giống như cua có thể luộc, hấp... Nhưng ngon nhất và được nhiều du khách yêu thích nhất đó món chù ụ rang me.

Cháo cá lóc rau thì ở đâu cũng có những cháo cá lóc rau đắng đặc sản Trà Vinh lại có hương vị rất khác. Có lẽ vì cháo được nấu bằng thịt cá lóc đồng còn tươi nên cháo có vị ngọt rất đậm đà và tự nhiên. Ăn cháo cá lóc người ta cho ít rau đắng vào tô trước rồi mới cho cháo vào. Rau đắng chín nhờ hơi nóng của cháo nên vẫn giữ nguyên được màu xanh và độ đắng cũng vừa phải chứ không quá đắng. Húp miếng cháo nóng sau đó gắp miếng thịt cá chấm vào nước mắm rồi thưởng thức mới cảm nhận được mỹ vị nhân gian là thế nào.

Một đặc sản Trà Vinh nữa mà du khách nên thử qua đó chính là dừa sáp. Không chỉ ngon mà loại dừa này còn khá quý bởi chỉ trồng được ở khu vực huyện Cầu Kè, huyện Tiểu Cần của Trà Vinh. Không chỉ vậy, nói là cây dừa sáp nhưng mỗi buồng dừa chỉ có vài trái sáp và còn lại là dừa bình thường. Vì quý như vậy nên giá thành của loại đặc sản này cũng thuộc vào loại mắc nhất Trà Vinh.

Khác với dừa thông thường, bên cạnh phần cơm dừa thì sẽ có một lớp sáp bên trong trái dừa sáp. Cùng với đó nước dừa cũng sền sệt chứ không dạng lỏng như dừa thông thường. Ăn dừa sáp đúng cách là bạn phải cho dừa vào máy say sinh tố sau đó cho thêm đường, sữa và ít đá bào nhuyễn. Phải ăn như vậy thì mới có thể cảm nhận được trọn vẹn vị ngon của loại trái cây tưởng quen mà lạ này. Gía một trái dừa sáp sẽ trong khoảng 120k đến 200k. Có thể gian giá của nó lên đến 400k đến 600k/ trái.

Dừa sáp say nhuyễn thêm đường đá mới là cách ăn đúng

Những ai ở các tỉnh ngoài miền tây hay người Sài Gòn chắc sẽ không biết về loại trái cây này. Trái quách hình tròn, trơn cỡ nhỏ bằng lòng bàn tay. Khi chín quả thường của mùi khá nặng. Mùi của loại quả này khá nồng và nhiều người không thích tương tự như họ ghét mùi sầu riêng vậy. Tuy nhiên đặc sản Trà Vinh này lại rất ngon khi được cho thêm ít đường và đá lạnh ăn cùng.

Qủa chưa chín bên trong sẽ có màu trắng nhưng khi chín lại chuyển sang màu đen rất khác ban đầu. Bên cạnh việc pha nước uống như sinh tố thì trái quách non chấm muối ớt cũng hết sảy đấy nhé! Cây quách thường được trồng rải rác khắp tỉnh Trà Vinh. Đến mùa trái chín, trái tự rụng xuống gốc rất nhiều.

Duyên Hải là một huyện ven biển của tỉnh Trà Vinh. Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Đến Duyên Hải bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều ao nuôi tôm hai bên đường đi. Các khu chợ ở Duyên Hải bán rất nhiều hải sản khác nhau như tôm, cua, ghẹ, cá, ốc, nghêu... Nhất là chợ Long Hữu trên tuyến đường dẫn ra khu du lịch biển Ba Động nổi tiếng. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra khu chợ này khi cả khu bày bán hải sản lộ thiên rất bắt mắt. Không chỉ tươi ngon mà hải sản ở đây còn cực kỳ rẻ so với giá thị trường.

Ở Trà Vinh cộng đồng người Khmer là khá đông đúc. Chính vì vậy mà đặc sản Trà Vinh không ít món là có nguồn gốc từ ẩm thực của người Khmer. Một trong số đó chính là món cốm dẹp. Cốm được làm từ nếp giã bằng tay cho tróc hết vỏ sau đó mới quết lại thành từng miếng cốm mỏng. Cả quy trình từ trồng nếp đến thu hoạch rồi chết biến tốn rất nhiều công sức.

Cốm dẹp khi ăn sẽ được trộn cùng với dừa nạo sợi, đường và ít nước dừa. Tất cả được trộn đều lại với nhau. Để sau khoảng 2h là có thể ăn. Khi ăn du khách sẽ cảm nhận được miếng cốm mềm, thịt dừa giòn giòn, ngọt ngọt. Ít ai tưởng tượng được từ những nguyên liệu dân giã như vậy lại có thể tạo nên hương vị đi vào lòng người.

Ngày xưa, cốm dẹp thường chỉ được vào những ngày lễ, tết của người Khmer. Về sau, món ăn này đã phổ biến hơn và du khách có thể thưởng thức bất cứ khi nào đến với Trà Vinh.

Bánh tét Trà Cuôn nổi danh gần xa. Món bánh tét truyền thống của dân tộc tại Trà Vinh khiến những ai ăn qua đều tấm tắc khen ngon. Đòn bánh tét Trà Cuôn cầm lên có cảm giác rất chắc chắn. Bánh được gói kỉ, chắc tay nên bảo quản được khá lâu. Chính vì vậy mà rất lý tưởng để mua về làm quà.

Nếp làm bánh được sản xuất ngay tại địa phương, dẻo và rất mềm. Nhân bánh có nhiều loại khác nhau cho du khách lựa chọn như nhân chuối, thịt, đậu và trộn cả 3 nhân.

https://www.instagram.com/p/BfZrgSTloBw/

Đặc sản Trà Vinh tôm khô có thể nói là ngon nhất nhì cả nước. Từ những con tôm tươi, người ta luộc chín, phơi khô sau đó đập sạch vỏ chỉ còn lại phần thịt tôm. Tôm khô có thể dùng để nhâm nhi khi uống trà, nấu canh hay đơn giản là cho vào nước mắm chua ngọt rồi ăn cùng cơm trắng.  Tôm khô có nhiều giá cả khác nhau tuỳ vào kích cỡ tôm lớn nhỏ. Để mua tôm khô bạn nên chọn những địa chỉ uy tín. Ngày nay tôm khô được sản xuất nhiều hơn và tại TP. HCM bạn có thể mua đặc sản này một cách dễ dàng. Liên hệ số điện thoại 0967080530 hoặc 0984641016 để mua được tôm khô chất lượng.

Món ba khía muối không phải ai cũng dám ăn vì nó hoàn toàn là thịt ba khía sống không hề qua nấu nướng. Ba khía trong giống như cua, nhưng nhỏ và có màu đen sậm hơn. Sau khi làm sạch ba khía người ta ướp với muối, khế chua, rau thơm, ớt để khoảng 3 đến 5 ngày là có thể ăn được.

Hình thức món ăn khá kinh dị khi đó là những con ba khía sống. Tuỳ nhiên nếu ăn qua một lần chắc chắn bạn sẽ muốn ăn thêm nhiều lần nữa. Bên ngoài vỏ đen là thịt ba khía trắng, thịt mềm, mằn mặn, cay cay thấm vị rất hoàn hảo. Ở miền tây đơn giản với đĩa ba khía muối cũng đủ để ăn sạch nồi cơm.

Thông thường người ta vẫn biết đến nước mắm được làm từ cá biển với nhiều cái tên nổi tiếng như nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết...Nước mắm rươi đặc sản Duyên Hải Trà Vinh thì lại rất khác. Nước mắm được là từ con rươi. Hình thức con rươi khá giống với giun đất nhưng mình dẹp hơn và sinh sống ở dưới nước. Rươi có thể làm chả khô, kho, hấp hay làm nước mắm. Nhưng rươi không phải lúc nào cúng có chỉ vào tháng 9, tháng 10 âm lịch mới xuất hiện.

Sau khi vớt rươi lên người ta làm sạch để khoảng 2 tiếng cho rươi chết rồi mới cho vào chum thêm muối khoáy đều. Chum rươi để ủ trong khoảng ít nhất 8 tháng thì mới đậm đà được.

Nước mắm thành phẩm có màu đỏ nhạt và trong veo. Trong bữa ăn hàng ngày của người dân Duyên Hải Trà Vinh lúc nào cũng đậm vị mắm rươi.

Mắm bò hóc là nguyên liệu chính nấu bún nước lèo. Nếu sau hành trình du lịch Trà Vinh mà có thèm bún nước lèo thì bạn có thể mua mắm bò hóc về để tự nấu bún ăn. Món mắm của người Khmer này cũng rất lý tưởng để mang về làm quà đấy.

Mắm bò hóc được bán nhiều ở các chợ tại Trà Vinh

Từ nguồn lợi thuỷ hải sản người dân miền ven biển Trà Vinh đã tạo ra nhiều loại khô cá ngon để bảo quản được lâu hơn. Đó có thể là khô cá kèo, khô cá lóc, khô cá chỉ vàng... Về sau khô Trà Vinh đã được bán phổ biến ở nhiều tỉnh thành và từ đó danh tiếng ngày càng vươn xa hơn. Du lịch Trà Vinh khi nào người ta cũng phải mua khô về để ăn dần hoặc làm quà cho người thân, bạn bè.

Cuối cùng trong danh sách đặc sản Trà Vinh đó là bánh ú Đa Lộc. Giống như bánh tét Trà Cuôn, bánh ú Đa Lộc cũng bảo quản được khá lâu nên du khách có thể mua về làm quà. Bánh ú thường có nhân đậu ngòn ngọt ăn có cảm giác rất mát miệng. Món bánh này mềm mịn nên dù trẻ em hay người lớn tuổi vẫn có thể ăn được.

Được thiên nhiên ưu đãi nên sản vật Trà Vinh rất phong phú. Từ xưa người dân đã sáng tạo ra nhiều món ngon và dần trở thành đặc sản xứ này. Đặc sản Trà Vinh đa phần đều rất giản dị và hợp túi tiền. Nếu du lịch Trà Vinh bạn nhớ thử hết các đặc sản ở đây nhé!