(NLĐO)- YouTuber "Thánh khờ Miền Tây" phát trực tiếp với lời lẽ thô tục, bịa đặt, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của một người phụ nữ đã bị khởi tố.

Lịch tiêm phòng dại cho từng đối tượng

Cách tiêm vacxin phòng dại và lịch trình tiêm phụ thuộc vào tình trạng tiền sử của người tiêm và mức độ tiếp xúc với virus dại. Dưới đây là chi tiết về việc tiêm vacxin phòng dại:

– Người chưa tiếp xúc với virus dại: Cần tiêm đủ 3 mũi vacxin phòng dại cơ bản, mỗi mũi liều 0.5 ml.

Tiêm vào các ngày số 0, số 7 và số 28.

– Người đã tiếp xúc với virus dại: Cần tiêm 5 mũi vacxin phòng dại, mỗi mũi liều 0.5 ml.

Tiêm vào các ngày số 0, số 3, số 7, số 14 và số 28.

Trong trường hợp bị tiếp xúc với virus dại độ II, cần kết hợp tiêm thêm Immunoglobulin đại.

– Người đã tiêm đủ trong 05 năm trở lại: Cần tiêm 2 mũi vacxin vào các ngày số 0 và số 3.

– Người đã tiêm nhưng quá 05 năm hoặc không đều đặn: Cần tiêm 5 mũi vacxin vào các ngày số 0, số 3, số 7, số 14 và số 28.

Đồng thời, tiêm thêm Immunoglobulin dại theo lịch trình tương tự như trường hợp chưa từng tiêm vacxin phòng dại.

Bệnh dại một khi phát bệnh sẽ dẫn đến tử vong, tiêm vắc xin là biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe

Đối với vacxin phòng dại tiêm dưới da:

– Người chưa từng tiêm vacxin phòng dại: Cần tiêm 2 mũi, mỗi mũi liều 0.1 ml, tại 2 vị trí khác nhau. Tiêm vào các ngày số 0, số 3, số 7 và số 28.

– Người đã được tiêm vacxin phòng dại: Cần tiêm 2 mũi, mỗi mũi liều 0.1 ml, vào các ngày số 0 và số 3.

Hãy tuân thủ đúng lịch trình tiêm vacxin phòng dại dựa trên tình trạng sức khỏe và tiếp xúc với virus để đảm bảo sự bảo vệ tối ưu khỏi căn bệnh này.

Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Tiêm phòng dại là một biện pháp an toàn và hiệu quả. Vacxin phòng dại được phát triển từ virus dại đã bị tiêu diệt hoàn toàn, không gây ra bất kỳ nguy hại nào cho sức khỏe con người. Nó không có khả năng gây ra bệnh dại, mất trí nhớ hoặc các vấn đề về thần kinh như nhiều người nghe lời đồn đoán.

Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại thuốc hoặc vacxin phòng bệnh nào khác, có thể xảy ra những phản ứng nhẹ sau khi tiêm vacxin bao gồm: sưng đỏ hay đau nhức tại chỗ tiêm, có thể sốt cao, đau đầu, cơ thể mệt mỏi… Điều này không đáng lo ngại, bởi đó chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng và tạo ra kháng thể chống lại virus gây bệnh dại.

Cần tiêm phòng dại ngay trong trường hợp nào?

Khi gặp phải các trường hợp dưới đây cần đi tiêm vắc xin phòng dại bao gồm:

– Bị cắn hoặc liếm vào vết thương: Nếu có tiếp xúc với nước bọt, nước dãi hoặc máu của động vật có khả năng mang bệnh dại.

– Vết thương mở hoặc có máu: Đặc biệt khi vết thương nằm ở mặt, đầu, cổ, hoặc nếu vết thương lớn và sâu.

– Tiếp xúc với động vật có hành vi lạ: Nếu có tiếp xúc với động vật có biểu hiện lạ, bất thường, hoặc có dấu hiệu nghi ngờ về bệnh dại.

– Không rõ tiền sử vắc xin dại: Nếu không có bằng chứng về việc đã được tiêm vắc xin dại trước đó hoặc không biết rõ về tiền sử vắc xin.

Người bị chó, mèo cắn cần tiêm phòng ngay sau khi bị tấn công.

Sau khi bị chó dại cắn, cần thực hiện các bước sơ cứu và xử lý vết thương như sau:

– Rửa vết thương: Ngay lập tức rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ dịch chất nhiễm trùng, sử dụng dung dịch povidone-iodine 10% để sát trùng vết thương.

– Cầm máu từ vết thương nếu vết còn chảy máu để giảm lượng vi khuẩn và nguy cơ nhiễm trùng.

– Đến cơ sở y tế ngay sau khi bị cắn để được tư vấn và điều trị dự phòng, bao gồm tiêm phòng vaccine dại

– Tránh tự ý áp dụng các biện pháp không đảm bảo chất lượng hoặc không được khuyến cáo bởi chuyên gia y tế.

Không có khoảng thời gian cụ thể, ngay sau khi bị chó dại cắn, cần thực hiện biện pháp phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vaccine dại ngay

cuốn sách giúp hiểu rõ hơn về luật hình sự

1. Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đề cập các điều luật về đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

2. 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật Hình sự giúp tìm ra những điểm mấu chốt mang tính bản chất để phân biệt tội danh này với tội danh khác.

Các trường hợp không nên tiêm vacxin dại cần lưu ý để tuân thủ quy định và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về vấn đề tiêm phòng dại và các trường hợp chống chỉ định tiêm vacxin phòng dại nhé!

Các trường hợp sau không nên tiêm vacxin phòng dại

Tiêm phòng dại đóng vai trò cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn khỏi nguy cơ bị nhiễm virus gây bệnh dại. Vắc xin phòng bệnh dại được chỉ định cho trẻ em và người trưởng thành ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin phòng dại như: corticoid, thuốc chữa bệnh ung thư, các loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh sốt rét vì làm giảm lượng kháng thể phòng dại sau khi tiêm. Chính vì thế mà trước khi tiêm phòng, hãy thảo luận với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ đưa ra phương án tiêm phòng hiệu quả.

Cần thảo luận với bác sĩ trước khi tiêm vacxin phòng dại

– Đối với phụ nữ mang thai, hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy vacxin phòng dại gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu thai phụ bị cắn bởi chó dại, cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm vacxin phòng dại kịp thời. Đây được coi là lựa chọn duy nhất để ngăn ngừa bệnh dại và đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

– Phụ nữ đang cho con bú không có hạn chế nào khi sử dụng vacxin chống dại. Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng, vì vậy không nên ngần ngại tiêm vacxin này, ngay cả khi bạn đang nuôi con nhỏ.

– Vacxin chống dại là dạng vắc xin bất hoạt, trên lý thuyết sẽ không có khả năng gây bệnh, không có giới hạn về độ tuổi và an toàn sử dụng cho trẻ em ở mọi độ tuổi. Bệnh dại là một căn bệnh có thể gây tử vong, vì vậy mà tiêm vacxin là biện pháp quan trọng để ngăn chặn ảnh hưởng của bệnh dại.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây giúp bạn có thêm thông tin về các trường hợp không nên tiêm vacxin dại. Liên hệ ngay với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm hoặc cần giải đáp thắc mắc về các thông tin tiêm chủng liên quan.

Thời gian ủ bệnh: Ủ bệnh trung bình của bệnh dại là từ một đến ba tháng, nhưng có thể từ vài ngày đến nhiều năm sau khi bị phơi nhiễm. Ở những bệnh nhân cấy ghép tạng, khoảng thời gian giữa thời điểm cấy ghép các cơ quan bị nhiễm bệnh và xuất hiện các triệu chứng ở người nhận có thể dao động. Thời gian ủ bệnh ngắn hơn ở những bệnh nhân có phơi nhiễm ở vị trí có hệ thống thần kinh dày đặc và gần hệ thần kinh trung ương như vùng mặt. Thời gian ủ bệnh dài hơn có thể liên quan đến việc điều trị dự phòng bệnh dại không đủ phác đồ, hoặc không xác định được thời điểm phơi nhiễm.

Các triệu chứng lâm sàng: Một khi bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng của bệnh, bệnh dại thường dẫn đến bệnh não tiến triển và tử vong gần như 100%.

Dị cảm lan tỏa gần vị trí vết thương là dấu hiệu của bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh dại

+ Bệnh dại não: Biểu hiện cổ điển của bệnh dại não bao gồm sốt, sợ nước, sợ gió, co thắt hầu họng và tăng động giảm dần đến tê liệt, hôn mê và tử vong

+ Bệnh dại liệt: Gặp khoảng 20% ở bệnh nhân mắc bệnh dại, có biểu hiện liệt tăng dần, có thể giống hội chứng Guillain-Barré. Những bệnh nhân này có rất ít biểu hiện bệnh tại não cho đến giai đoạn cuối của bệnh. Sau các triệu chứng khởi đầu đã được mô tả ở trên, bệnh phát triển thành liệt mềm. Liệt thường rõ nhất ở chi bị cắn, sau đó lan ra đối xứng hoặc không đối xứng. Bệnh nhân có thể đau đầu, đau cơ kèm theo rối loạn cảm giác nhẹ. Khi tình trạng tê liệt tăng dần, có sự tiến triển đến liệt các cơ hô hấp và dẫn đến tử vong.

Các xét nghiệm thường không đặc hiệu: Có thể thấy tăng bạch cầu ngoại vi, chọc dò vùng thắt lưng xét nghiệm thấy dịch não tủy có tăng sinh bạch cầu lympho, protein dịch não tủy tăng nhẹ, nồng độ glucose dịch não tủy bình thường.

Chẩn đoán hình ảnh: Chụp CT thường bình thường trong giai đoạn đầu của bệnh, ở giai đoạn sau có thể thấy phù não. Hình ảnh MRI có thể cho thấy các vùng tăng tín hiệu T2 ở vùng đồi thị, vùng dưới đồi và thân não.