Khi đã biết “Ngành Thú Y Hà Nội lấy bao nhiêu điểm?”, tất nhiên bạn sẽ có cơ sở để quyết định xem đây có chính xác là ngành học dành cho bạn hay không và bạn nên chọn học ở trường nào cho phù hợp với năng lực bản thân. Ngành Thú Y lấy bao nhiêu điểm?

Từ vựng tiếng anh ngành Điều dưỡng thường gặp

Nhằm để phục vụ cho công việc của cử nhân ngành Điều dưỡng tại các bệnh viện, cơ sở y tế trong nước và quốc tế, hoặc tiếp đón các bệnh nhân nước ngoài bài viết giới thiệu cho các bạn một số thuật ngữ cơ bản của ngành điều dưỡng trong tiếng Anh, như sau:

Disease/Sickness/illness: Bệnh; Influenza/Flu: Bệnh cúm; Hear-disease: Bệnh đau tim; Paralysis (hemiplegia): Bệnh liệt (nửa người); Asthma: Bệnh hen (suyễn);  Infarction (cardiac infarctus): Bệnh nhồi máu (cơ tim); Arthritis: Bệnh xương khớp xương; Anaemia: Bệnh thiếu máu; Chicken-pox: Chicken-pox; Tetanus: Bệnh uốn ván; Encephalitis: Bệnh viêm não; Bệnh ho, ho gà; Venereal disease: Bệnh kiết lỵ; Dengue fever; Bệnh sốt xuất huyết; Measles: Bệnh sởi; Mental disease: Bệnh Tâm thần; Enteritis: Bệnh viêm ruột; Pneumonia: Bệnh viêm phổi; Bronchitis: Bệnh viêm phế quản; AIDS: Bệnh AIDS (suy giảm miễn dịch); Hospita: Bệnh viện; Bandage: Băng; Dull ache: Đau âm ỉ; Giddy: Chóng mặt; Allergy: Dị ứng; Ascarid: Giun đũa,  First-aid: Cấp cứu,  Acute disease: Cấp tính; X-ray: Chiếu điện; Injured: bị thương; Operation: ca mổ; Pain killer: thuốc giảm đau; Side effect: tác dụng phụ; Prescription: đơn thuốc; Routine check-up: khám sức khỏe định kì; Wound: vết thương; Ulcer: bị loét; Itchy: ngứa ngáy; Itchy: ngứa ngáy; Infected: bị nhiễm trùng; Ache: cơn đau; Antibiotic: kháng sinh; Cancer: ung thư; Blood pressure: huyết áp; Chemotherapy: hóa trị liệu; Diagnose: chẩn đoán; Therapy: liệu pháp; Test result: kết quả xét nghiệm; Stable condition: tình trạng ổn định.

Những lợi thế của người học ngành Điều dưỡng

Ngành Điều dưỡng là một trong những ngành nghề “trụ cột” của hệ thống Y tế. Đặc biệt, khi dịch bệnh tăng vọt khiến con người cần chăm sóc sức khỏe nhiều hơn thì họ càng cần những người có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản phục vụ.

Bên cạnh đó, sự thay đổi về tháp dân số khiến cho dân số đang có xu hướng già hóa nhanh, đòi hỏi các cơ sở y tế với đội ngũ Điều Dưỡng chuyên nghiệp chăm sóc và phục vụ. Mặc khác các cơ sở đào tạo không thể cung cấp nhân lực đủ trong khoảng thời gian ngắn. Điều này dẫn tới việc nhân lực luôn trong tình trạng thiết hụt trong những năm gần đây. Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều bạn trẻ dù biết nghề Điều Dưỡng viên rất vất vả nhưng vẫn quyết định theo đuổi con đường này.

Nhu cầu tăng mạnh của người dân đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe đã trở thành một trong những thế mạnh của những sinh viên học ngành điều dưỡng. Bởi khi tốt nghiệp chuyên ngành này tại các trường Đại học hay Cao đẳng, bạn đã có thể làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương.

Ngoài ra, có thể sang các nước đang phát triển làm việc như: Đức, Nhật. Đây đều là những quốc gia đòi hỏi nhu cầu về nguồn nhân lực điều dưỡng viên lớn nên không khó để những người mới ra trường có ngay những vị trí công việc mà mình mong muốn.

Mức lương của ngành nghề Điều dưỡng khá ổn định và có phần nhỉnh hơn so với các ngành nghề khác. Đối với những người mới ra trường làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế đều có mức lương khởi điểm là từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, người làm sẽ có thêm những khoản tiền bỏ túi như: làm thêm giờ và các phụ phí khác. Có thể nói, đây là mức lương khá ở thị trường lao động Việt Nam.

Với môi trường làm việc ở nước ngoài thì chắc chắn mức lương sẽ cao hơn. Tại Nhật Bản, mức lương trung bình của một người học điều dưỡng viên khi được nhận vào trung tâm y tế, bệnh viện sẽ rơi vào khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng. Do đó đây cũng là ngành nghề được các bạn trẻ ưa chuộng và theo đuổi nhất cho tới thời điểm hiện tại.

Ngành Điều dưỡng cũng giống như các chuyên ngành khác, đều có thể học lên các khóa học, cấp bậc cao hơn. Sau khi hoàn thành việc học điều dưỡng hiện tại, sinh viên có thể tiếp tục học những chương trình khác có kiến thức chuyên môn cao hơn. Điều này phần nào giúp cho người học có cơ hội thăng tiến hơn trong sự nghiệp của mình hay làm việc tại các bệnh viện lớn có tiếng trong nước và nước ngoài. Điển hình như trở thành điều dưỡng trưởng hoặc thạc sĩ điều dưỡng.

Bí kíp thành thạo tiếng anh chuyên ngành Điều dưỡng

Tiếng anh là một trong số những môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng. Để học tốt tiếng anh, sinh viên có thể tham khảo một số biện pháp như xem phim về ngành Y để “quen tai” hơn với những thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành, đọc truyện, nghe nhạc, theo dõi các chương trình nước ngoài, kết bạn và trò chuyện với người bản xứ, học mọi lúc mọi nơi bằng cách dịch tất cả những từ tiếng anh nhìn thấy trong tầm mắt.

Lời khuyên cho người mất gốc hoặc mới bắt đầu là nên chọn học từ những điều cơ bản và đơn giản nhất. Ở những video tiếng anh, bạn nên chọn video có giọng nói chậm rãi, rõ ràng và thực hiện nghe đi nghe lại càng nhiều lần càng tốt. Trong quá trình học tập, bạn phải thường xuyên luyện nói, luyện giao tiếp để kỹ năng sử dụng tiếng anh trong thực tiễn thuần thục hơn.

Quan trọng nhất là bạn phải lựa chọn cho mình một ngôi trường học tập chất lượng. Bởi, ở đó, bạn sẽ được học bởi các giảng viên ưu tú, có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy và chương trình học tập được nghiên cứu chuẩn khoa học. Một trong những môi trường nổi tiếng về rèn luyện tiếng anh cho sinh viên phải kể đến Trường Cao đẳng Y Hà Nội. Trường thiết kế chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng chuẩn quốc tế; quan tâm sâu sát đến việc thực hành kiến thức của sinh viên trên thực tế, tạo nhiều sân chơi, giờ học ngoại khóa cho sinh viên; có đội ngũ giảng viên tâm huyết với nghề, gần gũi với sinh viên. Trường Cao đẳng Y Hà Nội sẽ là một sự lựa chọn không tồi cho bạn nếu bạn chưa biết nên chọn học Cao đẳng Điều dưỡng tại Hà Nội ở đâu tốt nhất hiện nay.

Như vậy, trên đây bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin để bạn giải đáp được câu hỏi ngành Điều dưỡng tiếng anh là gì và một số kiến thức về tiếng anh chuyên ngành Điều dưỡng quan trọng, bổ ích cho những bạn trẻ đã và đang theo đuổi ước mơ trở thành một điều dưỡng viên tài năng. Chúc các bạn thành công trên con đường phía trước!

Nhu cầu về nhân lực cộng thêm việc thu nhập cao đã vô hình chung hấp dẫn nhiều người muốn đi học nghề điều dưỡng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn trẻ không tìm hiểu kỹ về ngành nghề mà đã đăng ký học để rồi bỏ dở giữa chừng vì cảm thấy khó khăn. Mặc cho rất nhiều lợi ích ngành nghề này đem lại thì vẫn có những thử thách cần phải lưu tâm với những ai có ý định học điều dưỡng. Điều này sẽ giúp cho người học có thể đưa ra quyết định đúng đắn, cũng như có những chuẩn bị cần thiết cho bản thân. Vậy ngành Điều dưỡng có những khó khăn nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Yêu cầu trình độ chuyên môn cao

Một trong những khó khăn đầu tiên của ngành này cần phải biết đó chính là yêu cầu về trình độ chuyên môn cực cao. Trong một chương trình đào tạo, người học sẽ phải tiếp cận các môn chuyên ngành như: giải phẫu – sinh lý, dinh dưỡng – tiết chế, dược lý, kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc sức khỏe trẻ em, chăm sóc người bệnh nội – ngoại khoa, chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình. Chưa kể đến các bộ môn đại cương và các môn khoa học căn bản mà sinh viên ngành Y nào cũng cần phải biết. Như vậy, để trở thành một người Điều dưỡng giỏi thì khả năng ghi nhớ và tập trung là rất cần thiết vì lượng kiến thức Y học là bao la. Ngoài ra, kỹ năng chuyên môn cũng có độ khó cao, đòi hỏi sinh viên phải rèn luyện nhiều lần để thành thạo tay nghề hơn.