Thông tin của bạn đã được ghi nhận, chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm dịch vụ của chúng tôi
Ưu và nhược điểm hàng phi mậu dịch
Ưu điểm của hàng hóa phi mậu dịch là gì? Đây cũng là một câu hỏi mà rất nhiều người đặt sự quan tâm khi tìm hiểu về hàng mậu dịch, phi mậu dịch. Cụ thể về điểm ưu và nhược của hàng phi mậu dịch như sau:
Một vài điểm trừ của hàng hóa mậu dịch là:
So sánh hàng mậu dịch và phi mậu dịch
Bạn có biết điểm giống và khác nhau giữa hàng mậu dịch và hàng hóa phi mậu dịch là gì? Cả 2 loại hàng hóa này đều phải trả cước phí quốc tế cũng như đóng thuế giá trị gia tăng cho nhà nước. Tuy nhiên, thông thường, thời gian nhận của các mặt hàng phi mậu dịch sẽ nhanh hơn nhiều so với hàng mậu dịch.
Điểm chung dễ thấy nhất của 2 loại hàng hóa này chính là chúng đều phải trả phí vận chuyển quốc tế và thuế giá trị gia tăng. Vì thế, khá nhiều người lúng túng và không biết phân biệt 2 loại hàng hóa này như thế nào.
Để phân biệt được hàng phi mậu dịch và mậu dịch, điều đầu tiên bạn cần làm là căn cứ vào khái niệm của chúng. Hàng mậu dịch là hàng được mua bán, trao đổi cho mục đích thương mại. Ngược lại, hàng phi mậu dịch là những mặt hàng không được phục vụ cho mục đích thương mại.
Dựa theo chia sẻ của các đơn vị vận chuyển hàng hóa logistic thì thời gian nhận hàng phi mậu dịch nhanh hơn vì nó thường được dùng để biếu tặng, cứu trợ, viện trợ mà không phục vụ cho hoạt động thương mại. Các loại hình thuế cũng như giấy tờ về hàng cũng không gắt gao như hàng mậu dịch.
Các bước thực hiện thủ tục với hải quan với hàng phi mậu dịch
Để thực hiện thủ tục hải quan với hàng phi mậu dịch, quý khách cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
Sau khi chuẩn bị đủ đầy các giấy tờ trên thì bạn cần làm thủ tục hải quan theo trình tự như sau:
Bước 1: Khai báo hải quan và nộp hồ sơ hải quan. Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận và đăng kí cũng như tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ của bạn.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa của khách hàng. Hình thức, mức độ kiểm tra của phía bên hải quan sẽ dựa trên thực tế hàng hóa xuất, nhập khẩu phi mậu dịch. Nguyên tắc kiểm tra của họ đều được thực hiện dựa trên quy định Luật Hải Quan và nghị định 154/2005.
Bước 3: Sau khi hải quan đã xác nhận và không có vấn đề với hàng hóa thì khách hàng cần phải nộp thuế, lệ phí cũng như các khoản phí theo luật pháp hiện hành.
Bước 4: Hoàn tất quá trình khai báo và thông quan hàng hóa
Nếu bạn dùng dịch vụ vận chuyển hàng hóa ở các đơn vị khác nhau thì đại diện của công ty đó sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục này cho bạn. Khi đó, cước vận chuyển hàng hóa cũng sẽ bao gồm các khoản phí mà bạn cần phải đóng để hoàn tất các giấy tờ hải quan.
Qua những thông tin trên bạn đã nắm được khái niệm và đặc điểm của hàng hóa phi mậu dịch là gì chưa? Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy đặt câu hỏi ở dưới phần bình luận bài viết, công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics sẽ nhanh chóng phản hồi!