Kính thưa quý thầy cô giáo cùng tất cả các bạn học sinh!

TIỂU SỬ ANH HÙNG THIẾU NIÊN TRẦN QUỐC TOẢN

TRẦN QUỐC TOẢN ( 1267-1285 )      Trần Quốc Toản thuộc dòng dõi nhà vua và sinh vào năm Đinh Mão ( 1267 ). Ông lớn lên trong không khí cả nước náo nức chuẩn bị chiến đấu chống quân Nguyên sang cướp phá và xâm lược nước ta lần thứ hai ( 1285 ).       Năm 1282, triều Trần đã tổ chức một cuộc hội nghị quân sự rất đặc biệt tại bến Bình Than ( Hội nghị Bình Than ). Tham dự hội nghị này là các quý tộc và các tướng lĩnh cao cấp nhất của nhà Trần. Bấy giờ, tuy là quý tộc, đã từng phong tới tước Hầu - Hoài Văn Hầu - nhưng vì còn ở tuổi vị thành niên nên không được tham dự. Hoài Văn Hầu lấy đó làm điều hổ thẹn và căm tức lắm, tay đang cầm quả cam mà bóp nát lúc nào không hay. Khi về nhà , Trần Quốc Toản cùng với một ngàn người là tôi tớ và thân thuộc, sắm sửa binh khí và chiến thuyền, dựng cờ thêu sáu chữ “ Phá cường tặc, báo hoàng ân” ( nghĩa là : phá giặc mạnh, báo đáp ơn vua ). Khi đánh nhau với giặc Nguyên, Trấn Quốc Toản thường xông ra phía trước, khiến cho giặc hễ thấy là phải tránh lui, không ai dám đối địch.         Khi cuộc chiến tranh lần thứ hai nổ ra, Trần Quốc Toản cũng vừa đến tuổi thành niên. Đội quân hơn một ngàn người do Trần Quốc Toản lập ra và trực tiếp chỉ huy đã sát cánh chiến đấu với quân đội chủ lực của triều đình, lập được nhiều chiến công xuất sắc.      Tháng 4 -1285, cùng với các vị danh tiếng khác như Chiêu Thành Vương, Nguyễn Khoái, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản được tham gia vào bộ chỉ huy chiến dịch Tây Kết. Trước khi đánh vào Tây Kết, quân sĩ của các tướng này đã tham gia chiến dịch Hàm Tử , góp phần rất lớn vào thắng lợi của chiến dịch Hàm Tử. Sau chiến thắng của chiến dịch Tây Kết, ông lại được cùng với Trần Quang Khải và nhiều tướng lĩnh khác như : Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền ... tham gia chiến dịch Thăng Long và Chương Dương. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã anh dũng hi sinh trong chiến dịch này.

***********************************

Trần Quốc Toản sinh năm Đinh Mão (1267), là con của Vũ Uy Vương Trần Nhật Duy và bà Trần Ý Ninh. Trần Nhật Duy lại là con trai vua Trần Thái Tông nên Trần Quốc Toản là cháu nội của vua Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên đời nhà Trần.

Trần Quốc Toản xuất thân trong dòng dõi quý tộc, được phong tước Hầu khi vừa tròn 15 tuổi, sống trong thời vua Trần Nhân Tông, là một anh hùng có công trong cuộc chiến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ hai.

Sau chiến thắng quân Mông Cổ xâm lăng Đại Việt lần thứ nhất (năm 1257-1258), Trần Nhật Duy là Tổng trấn biên giới phía Bắc và vợ là Trần Ý Ninh cùng một số tướng lãnh được vua Trần Thánh Tông cử sang giúp nhà Tống, vì sợ rằng quân Mông Cổ tiêu diệt nhà Tống xong thì sẽ kéo sang đánh Đại Việt thêm một lần nữa.

Tháng 10 năm 1282, vua Trần Nhân Tông mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản và Hoài Nhân Vương Kiện vì còn trẻ tuổi nên không được vào hội nghị để bàn quốc sự. Trần Quốc Toản phẫn nộ, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Trần Quốc Toản quay về, huy động hơn ngàn người thân thuộc, mua sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ: "Phá cường địch, báo hoàng ân".

Chẳng bao lâu, tiếng tăm Trần Quốc Toản và là cờ thêu 6 chữ được loan truyền khắp mọi nơi. Sau đó, Trần Quốc Toản được Hưng Đạo Vương khen ngợi và cho dự bàn việc nước tại Vạn Kiếp.

Tháng 4 năm 1285, vua Trần Nhân Tông cử Chiêu Thành Vương, Trần Quốc Toản và tướng Nguyễn Khoái đem binh chận đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết.

Ngày 10 tháng 5, quân Nguyên bị đánh bại ở Kinh Thành và Chương Dương. Tướng Nguyên là Thoát Hoan, Bình Chương A Lạt bỏ chạy qua sông Lô.

Theo sách Việt sử Kỷ yếu của Trần Xuân Sinh, khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực thì quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống trả kịch liệt. Trần Quốc Toản bị tử thương trong trận đánh này.

Trong Đại Việt Sử ký Toàn khoa chép: "... Đến khi Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản mất, vua rất thương tiếc, đích thân viết văn tế và gia phong tước Vương".

Sau này, để tưởng nhớ công đức của ngài, nhiều trường học và một số con đường trong các tỉnh thành được đặt tên Trần Quốc Toản. Ngoài ra tên của ngài còn được đặt cho một chiến hạm HQ-6 của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa.

Trần Quốc Toản có thể là một vị tướng trẻ tuổi nhất được vinh danh trong lịch sử nước Việt. Ngài được xưng tụng không phải vì năng lực cầm quân mà là tấm lòng yêu nước cao độ trước hiểm họa xâm lăng của giặc phương Bắc. Triều đại nhà Trần đã may mắn có được những danh tướng lẫy lừng, gây khiếp sợ cho Hốt Tất Liệt của Mông Cổ, trong số đó có vị thiếu niên 16 tuổi là Trần Quốc Toản và biết bao thanh thiếu niên khác nữa đã chiến đấu dưới lá cờ "Phá cường địch, báo hoàng ân" của ngài.

Chính nhờ những con người có tấm lòng yêu nước tha thiết đó, triều đại nhà Trần mới có thể 3 lần đánh bại quân Nguyên và mang lại nền tự chủ suốt 175 năm cho dân tộc Việt.

Đất nước Việt hiện nay cũng trực diện với hiểm họa xâm lăng đến từ kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa. Điều may mắn là dân tộc Việt đang có rất nhiều người trẻ tuổi kế thừa dòng máu bất khuất của Trần Quốc Toản đã anh dũng đứng lên đấu tranh, bất chấp sự đàn áp dã man của tập đoàn lãnh đạo cộng sản đang muốn dâng đất nước này cho giặc phương Bắc.

Lịch sử mai sau chắc chắn sẽ vinh danh họ, những công dân áo vải đang "đáp lời sông núi" để đứng lên "phá cường địch", giữ vững mảnh sơn hà xã tắc mà tiền nhân Việt đã phải đổ biết bao xương máu để dựng nước và giữ nước gần 5 ngàn năm qua!

*******************************************************

Đây là bài thơ Đường luật (thất ngôn tứ tuyệt) viết bằng chữ Hán, không rõ thời điểm sáng tác, thể hiện "chí khí lập công giúp nước của tác giả"[1].

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,

Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng át cả sao Ngưu [2].

Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh,

Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu [3].

Nhìn chung, đây là bài thơ "ngắn gọn, đạt đến độ súc tích cao, khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lý tưởng, có nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại" [4]

Tượng thờ thái phó Trần Quang Diệu trong Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (Bảo tàng Quang Trung, Bình Định)

Trần Quang Diệu (chữ Hán: 陳光耀; 17601 – 1802) là một trong Tây Sơn thất hổ của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông cùng với vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân đã cố sức chiến đấu để bảo vệ vương triều này, nhưng không thành công, và cả hai đều bị vua Gia Long xử tội chết.

Trước đây có ba ý kiến khác nhau về quê quán của Trần Quang Diệu:

Sau, nhờ tìm được mộ của mẹ Trần Quang Diệu ở phía Tây Nam hòn Thổ Sơn (thuộc Ngũ Hành Sơn), cách chân núi khoảng 30 m trong vườn của ông Trần Xê. Ngôi mộ này được lập vào tháng 3 năm Nhâm Tý (1792), thời chính quyền Tây Sơn quản lý đất Quảng Nam. Và qua xác minh nhiều nguồn tư liệu (trong đó có Gia phả họ Nguyễn ở làng An Hải), đầu năm 1996, Bảo tàng Đà Nẵng và Hội sử học Đà Nẵng đã ra thông báo rằng:

Theo lời kể dân gian, Trần Quang Diệu là người rất giỏi võ. Một hôm trên đường từ Hoài Ân vào Kiên Mỹ để gặp thủ lĩnh phong trào Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, thì bị cọp dữ tấn công. Chống trả được một hồi, ông Diệu vừa bị thương vừa đuối sức, Bùi Thị Xuân 3 tình cờ đi qua đấy liền xông vào cứu được mạng ông. Ít lâu sau, nhờ Nguyễn Nhạc đứng ra làm chủ hôn, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân trở thành vợ chồng, rồi cùng trải bao gian lao dưới ngọn cờ khởi nghĩa Tây Sơn.

Trong chiến thắng Kỷ Dậu 1789, Trần Quang Diệu được biên chế trong đạo trung quân do Nguyễn Huệ chỉ huy. Sau trận đại thắng này, ông được cử làm đốc trấn Nghệ An, vừa lãnh nhiệm vụ trấn thủ, vừa lo việc xây dựng thành Phượng Hoàng trung đô ở đây 4 .

Năm 1791, Ai Lao (Lào) thiếu cống, vua Quang Trung bèn phong cho đô đốc Trần Quang Diệu làm đại tổng quản, Lê Trung (có sách chép Lê Văn Trung) làm đại tư lệ cùng xuất quân tiến sang. Vua Ai Lao chống cự không nổi, đem quân chạy trốn. Quân Tây Sơn tràn vào thành, thu hết vàng bạc, châu báu, voi ngựa...đem về nước5 .

Tháng 7 năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung đột ngột qua đời. Tuân theo di chiếu, Trần Quang Diệu, Bùi Đắc Tuyên và Vũ Văn Dũng cùng tôn phò Nguyễn Quang Toản (10 tuổi) lên ngôi, tức vua Cảnh Thịnh.

Năm 1793, quân chúa Nguyễn kéo ra bao vây thành Quy Nhơn do Nguyễn Nhạc cai quản. Nhận lời cầu cứu, vua Cảnh Thịnh cử Trần Quang Diệu dẫn quân vào đánh giải vây được. Sách Lê quý dật sử chép:

Năm 1795, Trần Quang Diệu một lần nữa xuất quân chiếm lại Diên Khánh. Khi chiến sự đang giằng co với lợi thế thuộc về quân Tây Sơn thì có triều biến tại Phú Xuân: không có lệnh vua, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn Huấn và Phạm Công Hưng lập mưu giết tướng Ngô Văn Sở và cha con thái sư Bùi Đắc Tuyên. Hay tin, Trần Quang Diệu vội thu quân về triều, đóng quân ở mạn Nam sông Hương, hướng mặt vào thành Phú Xuân, trong khi Vũ Văn Dũng đóng ở mạn Bắc sông và muốn đem quân cự lại. Vua Cảnh Thịnh phải cho người ra khuyên giải, mâu thuẫn giữa hai đại tướng mới được thu xếp ổn thỏa. Kể từ đó, Trần Quang Diệu làm thái phó, Nguyễn Văn Huấn làm thiếu bảo, Vũ Văn Dũng làm đại tư đồ và Nguyễn Văn Danh (hay là Nguyễn Văn Tứ) làm đại tư mã, gọi là tứ trụ đại thần8 .

Nhưng chẳng lâu sau, vua Cảnh Thịnh nghe lời gièm pha rút hết binh quyền của thái phó Quang Diệu. Thấy thế Tây Sơn đã suy nhược, năm 1799, chúa Nguyễn bèn cử đại binh ra đánh, đến tháng 5 (âm lịch) thì bao vây thành Quy Nhơn. Khi ấy, Trần Quang Diệu mới được giao lại binh quyền để cùng Vũ Văn Dũng đem binh vào cứu. Theo Việt Nam sử lược thì quân của Vũ Văn Dũng không đánh mà tan. Việc ấy là tội của tướng chỉ huy, nhưng nhờ có Quang Diệu giấu đi. Cảm ơn ấy, Vũ Văn Dũng kết nghĩa sinh tử với Trần Quang Diệu. Bấy giờ, có mấy người ganh ghét muốn nhân dịp này mà đổ tội cho ông bèn tâu với nhà vua. Vua Cảnh Thịnh liền sai người đem mật thư ra bảo Văn Dũng hãy diệt trừ Quang Diệu. Được Vũ Văn Dũng cho xem thư, thái phó Diệu tức tốc dẫn quân về triều, nói là để bắt quân phản loạn. Cuối cùng, vua Cảnh Thịnh phải bắt mấy mật tấu giao cho ông, việc mới yên.

Dẫn quân trở lại Quy Nhơn, đến tháng Giêng năm Canh Thân (1800), thì Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng cùng tấn công thành. Tướng Nguyễn là Võ Tánh giữ vững không ra đánh. Trần Quang Diệu sai đắp lũy chung quanh thành, chia quân vây bốn mặt; Vũ Văn Dũng đem thủy quân ra đóng giữ cửa Thị Nại, xây đồn và đặt pháo để cản ngăn quân cứu viện. Được tin thành Quy Nhơn bị vây, chúa Nguyễn cử đại quân ra cứu Quy Nhơn, các tướng Nguyễn phá tan thủy quân Tây Sơn ở Trận Thị Nại. Vũ Văn Dũng phải bỏ cửa Thị Nại lên bộ hợp quân với Trần Quang Diệu. Quân Tây Sơn vây thành càng ngặt9 .

Nhận thấy hai tướng giỏi nhất và tinh binh Tây Sơn tập trung cả ở Quy Nhơn, Võ Tánh viết thư khuyên chúa Nguyễn đừng vội lo giải vây, mà hãy ra đánh Phú Xuân trước. Nguyễn Phúc Ánh nghe theo, đến tháng 5 (âm lịch) năm 1801, thủy quân Nguyễn ra đánh chiếm được Phú Xuân 10 . Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng nghe tin nơi ấy thất thủ, sai tướng đem quân về cứu, nhưng đến Quảng Nam thì bị chặn lại phải quay về. Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng càng dốc quân đánh thành Quy Nhơn. Trong thành hết lương thực, Võ Tánh đưa thư cho Trần Quang Diệu nói rằng: "Phận sự ta làm chủ tướng, thì đành liều chết ở dưới cờ. Còn các tướng sĩ không có tội gì, không nên giết hại"11 . Sau đó, Võ Tánh chất rơm cỏ dưới lầu Bát Giác tự thiêu, hiệp trấn Ngô Tòng Châu cũng uống thuốc độc tự tử, thành Quy Nhơn đầu hàng. Trần Quang Diệu vào thành, sai làm lễ liệm táng cho hai người tử tế, và tha cho tướng sĩ nhà Nguyễn, không giết một ai. Sau đó, ông chia người đi cứu Phú Xuân và Phú Yên nhưng đều thất bại.

Quân Tây Sơn chiếm lại được thành Quy Nhơn nhưng các mặt đều là địch, khó bề chống giữ. Tháng 3 âm lịch năm 1802, nghe tin vua Cảnh Thịnh và Bùi Thị Xuân đã thua trận ở Trấn Ninh (tháng Giêng năm 1802), Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng bỏ thành, đem binh tượng đi đường thượng đạo qua Lào ra Nghệ An để hội quân với vua Cảnh Thịnh. Nhưng khi tới châu Quỳ Hợp, vào được đất Hương Sơn thì nghe thành Nghệ An đã thất thủ, Trần Quang Diệu và vợ con bèn về huyện Thanh Chương. Lúc này, tướng sĩ đi theo dần rời bỏ, trốn được mấy hôm thì cả nhà ông đều bị quân đối phương bắt sống.

Nguyễn Phúc Ánh, khi này đã lên ngôi và lấy hiệu Gia Long (1802), chiêu hàng Trần Quang Diệu. Ông đáp:

Biết không thể khuất phục được Trần Quang Diệu, vua nhà Nguyễn xử ông tội chết. Về cái chết của ông, có bốn thông tin: