Bác Hồ đã từng nói Quân đội là “trường học lớn” để lớp lớp thế hệ thanh niên phấn đấu rèn luyện, trưởng thành. Được phục vụ trong môi trường quân đội, cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc là niềm vinh dự, tự hào của mỗi công dân. Môi trường quân ngũ với đặc tính thống nhất, kỷ luật nghiêm minh, tinh thần tập thể và tình đồng chí, đồng đội… là điều kiện tốt để mỗi thanh niên phấn đấu rèn luyện, không ngừng hoàn thiện nhân cách, phát triển toàn diện. Điều này không những thuận lợi cho thanh niên trong thời gian phục vụ quân ngũ, mà còn giúp tích lũy hành trang cho tương lai sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Đối với công dân chưa đi ra nước ngoài và đang trong quá trình làm thủ tục XKLĐ

Theo như quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, việc công dân đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài không nằm trong các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, thường thì những ứng viên xuất khẩu lao động đã đỗ đơn đi Nhật làm việc thì sẽ không phải nhập ngũ.

Các trường hợp đã đỗ đơn xuất khẩu lao động Nhật Bản, đang học tiếng Nhật ở trung tâm chờ xuất cảnh sang làm việc tại Nhật sẽ được trung tâm hỗ trợ. Nếu có giấy gọi đi khám sức khỏe để nhập ngũ, công ty/trung tâm sẽ cung cấp cho thực tập sinh, người lao động giấy tờ cần thiết, xác nhận bạn đang được đào tạo để xuất khẩu lao động. Từ đó, bạn có thể được miễn trừ đi nhập ngũ.

Công dân đã sang Nhật XKLĐ thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Cũng như bạn, thì nhiều lao động thắc mắc rằng sau khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản về nước thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?

Khi bạn đi Nhật về nước mà vẫn trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự (18 – 27 tuổi) thì chắc chắn bạn sẽ phải đi nghĩa vụ còn nếu đã quá tuổi đi thì sẽ không phải nghĩa vụ nữa.

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật sư X về vân đề “Đi xuất khẩu lao động có phải đi nghĩa vụ quân sự không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Luật sư X chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề: thành lập công ty; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giải thể công ty; Thủ tục đăng ký làm lại giấy khai sinh… Nếu quý độc giả có nhu cầu cần tư vấn giải quyết vấn đề pháp lý.

Vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Căn cứ quy định tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, bạn không thuộc các trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, bạn có thể tạm hoãn nếu như bạn là lao động chính trong gia đình mà phải trực tiếp nuôi dưỡng những người không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động. Do đó, nếu muốn hoãn, bạn cần có chứng cứ rằng mẹ bạn và vợ bạn không còn khả năng lao động, nếu không có căn cứ nào thì bạn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không được tạm hoãn.

Căn cứ theo Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thì việc bạn đang niềng răng không phải là lí do bạn có thể hoãn đi nghĩa vụ quân sự. Theo quy định tại Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì khi bạn niềng răng vẫn đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự.

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hạ sĩ quan,  chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn được hưởng BHXH một lần khi xuất ngũ nếu có nhu cầu.Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH: Mỗi năm được 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.Nểu sau khi xuất ngũ mà được thanh toán tiền BHXH một lần thì khoảng thời gian đó không được cộng vào thời gian tham gia BHXH.Nếu xuất ngũ mà không hưởng trợ cấp BHXH một lần thì thời gian đóng BHXH được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.

Ai phải tham gia nghĩa vụ quân sự ?

Căn cứ khoản 2, điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:

2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.

Việc tham gia nghĩa vụ quân sự là bắt buộc với mọi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu bạn vẫn trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự mà nhận được giấy gọi đi khám nghĩa vụ quân sự thì bạn phải chấp hành.

Hiện nay theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 về độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự như sau:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Theo điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Như vậy, bạn đang trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự và nếu như bạn không thuộc một trong các trường hợp được tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định pháp luật thì bạn vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự.

Đi nghĩa vụ quân sự làm những gì và chế độ như thế nào?

Mặc dù thời gian trong quân ngũ kéo dài 24 tháng có thể lấy đi thời gian và một số cơ hội để phát triển bản thân trong độ tuổi thanh xuân xanh nhưng nhiều thanh niên trong đó có cả những người vừa tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, thậm chí cả nữ giới xung phong nhập ngũ.

Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, quyền lợi được quy định cụ thể tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Nghị định 27/2016/NĐ-CP.

Theo đó, trong thời gian tại ngũ:

– Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về).

– Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc người thân từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về).

– Được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

* Không mất phí chuyển bưu phẩm, tiền:Miễn tiền cước khi chuyển tiền, bưu phẩm, bưu kiện; được cấp 04 tem thư/tháng.

* Khi tham gia tuyển sinh được cộng điểm ưu tiên.

* Trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên nếu vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội thì được tạm hoãn trả và không tính lãi suất trong thời gian tại ngũ.

Chế độ với thân nhân của những người đang phục vụ tại ngũ được quy định tại Điều 6 Nghị định 27/2016:

Phụ cấp quân hàm hiện được thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể, được tính theo hệ số nhân với mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, mức phụ cấp cụ thể như sau:

– Binh nhì có hệ số phụ cấp là 0,4 => hưởng mức phụ cấp 596.000 đồng/tháng

– Binh nhất có hệ số phụ cấp là 0,45 => hưởng mức phụ cấp 670.500 đồng/tháng

– Hạ sĩ có hệ số phụ cấp là 0,5 => hưởng mức phụ cấp 745.000 đồng/tháng

– Trung sĩ có hệ số phụ cấp là 0,6 => hưởng mức phụ cấp 894.000 đồng/tháng

– Thượng sĩ có hệ số phụ cấp là 0,7 => hưởng mức phụ cấp 1.043.000 đồng/tháng.

Nếu đang đi làm mà đi nghĩa vụ quân sự thì về có bị mất việc không?

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Bên cạnh đó Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định như sau:

Như vậy, người lao động đang có công việc ổn định, đã ký kết hợp đồng lao động thì khi đi nghĩa vụ quân sự sẽ được tạm hoãn hợp đồng lao động mà không phải chấm dứt hợp đồng lao động.

Khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự xong, người sử dụng lao động có trách nhiệm tiếp nhận lại người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Hỏi đáp Luật Nghĩa vụ Quân sự: Trường hợp nào không phải đi nghĩa vụ quân sự?

Trường hợp không phải đi nghĩa vụ quân sự theo khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015

Theo đó, các trường hợp sau đây được miễn gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự gồm:

- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

TRUNG TÂM VHTT-TT (Nguồn: TVPL)