Phiếu lý lịch tư pháp là gì? Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau như thế nào? Bài viết này, Quốc Việt sẽ phân biệt chi tiết bằng 2 mẫu Phiếu lý lịch tư pháp mới nhất để quý khách hàng tham khảo chi tiết.

Mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Sau đây, Quốc Việt sẽ chia sẻ mẫu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 mới nhất để quý khách hàng dễ dàng phân biệt:

Cách làm lý lịch tư pháp online (làm lý lịch tư pháp trực tuyến)

Hiện nay, nhà nước đang khuyến khích người dân thực hiện các thủ tục hành chính online nhằm tối ưu chi phí, giảm tải thời gian thực hiện cho cả người làm thủ tục và cơ quan xét duyệt hồ sơ. Vậy nên, hình thức đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến cũng được sử dụng tương đối phổ biến.

Để nộp hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp online, cá nhân thực hiện theo quy trình mà Anpha hướng dẫn sau đây:

Nếu chưa có tài khoản định danh điện tử, bạn có thể tham khảo bài viết cách đăng ký tài khoản định danh điện tử (VNeID) của Anpha và tiến hành đăng ký theo hướng dẫn, sau đó đăng nhập để tiếp tục thực hiện quá trình nộp hồ sơ làm lý lịch tư pháp online nhé.

Các câu hỏi thường gặp khi nộp hồ sơ làm giấy lý lịch tư pháp

1. Phiếu/giấy lý lịch tư pháp làm ở đâu?

Theo quy định tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009, nơi làm lý lịch tư pháp hay cơ quan có thẩm quyền cấp giấy lý lịch tư pháp cho cá nhân bao gồm:

2. Phiếu lý lịch tư pháp có mấy loại?

Giấy lý lịch tư pháp hay phiếu lý lịch tư pháp có 2 loại, bao gồm: phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2.

3. Công dân bình thường xin lý lịch tư pháp số 1 hay số 2?

Theo quy định tại Luật Lý lịch tư pháp, công dân Việt Nam có quyền yêu cầu cấp cả giấy lý lịch tư pháp số 1 và số 2 để biết được lý lịch tư pháp của mình. Còn trong các trường hợp bình thường, nếu cá nhân không có yêu cầu gì đặc biệt thì sẽ được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1.

4. Để được cấp giấy lý lịch tư pháp, cá nhân cần có những giấy tờ gì?

Các loại giấy tờ cần thiết để được cấp phiếu lý lịch tư pháp gồm: Tờ khai lý lịch tư pháp và bản chụp CMND/CCCD/hộ chiếu của người được cấp lý lịch tư pháp.

5. Làm lý lịch tư pháp online được không? Đăng ký lý lịch tư pháp online tại trang nào?

Được. Cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký lý lịch tư pháp online tại Cổng dịch vụ công quốc gia theo đường dẫn: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh bằng tài khoản định danh điện tử - VNeID của mình.

6. Công dân Việt Nam làm lý lịch tư pháp khác tỉnh được không?

Theo quy định, công dân Việt Nam nộp hồ sơ xin cấp giấy lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp nơi thường trú, trường hợp không xác định được nơi thường trú thì đăng ký lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú. Nếu đang sinh sống ở nước ngoài thì công dân nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú/tạm trú trước khi xuất cảnh.

➨ Vậy nên, cá nhân phải nộp hồ sơ làm lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp nơi mình thường trú/tạm trú mà không được nộp hồ sơ tại tỉnh khác.

7. Người nước ngoài làm phiếu lý lịch tư pháp tại Việt Nam được không?

Được. Người nước ngoài được quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp tỉnh/thành phố nơi đang thường trú/tạm trú tại Việt Nam, trường hợp đã từng sinh sống ở Việt Nam thì yêu cầu cấp lý lịch tư pháp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

8. Có thể xin lý lịch tư pháp giùm người khác được không?

Cá nhân được phép ủy quyền cho người quen nộp hồ sơ làm lý lịch tư pháp số 1 (phải bổ sung văn bản ủy quyền vào hồ sơ), trường hợp xin phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền mà phải tự mình thực hiện.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 2

Theo quy định tại Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp 2009, nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 2 thể hiện những thông tin sau:

Hướng dẫn thủ tục làm lý lịch tư pháp số 2

➨ Đối với cơ quan tiến hành tố tụng xin cấp lý lịch tư pháp

Phần hồ sơ, giấy tờ đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân của cơ quan tố tụng là văn bản yêu cầu cấp lý lịch tư pháp, trong đó có ghi rõ thông tin của cá nhân được cấp phiếu lý lịch tư pháp, bao gồm:

➨ Đối với cá nhân xin cấp lý lịch tư pháp

Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị để xin cấp lý lịch tư pháp đối với cá nhân gồm:

Cá nhân có nhu cầu xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 phải tự mình trực tiếp nộp hồ sơ mà không được ủy quyền cho bất cứ người nào khác nộp giùm (kể cả cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột).

Căn cứ theo Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009, cơ quan tiến hành tố tụng và cá nhân có nhu cầu xin cấp phiếu lý lịch tư pháp nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp tương ứng các trường hợp sau:

Căn cứ theo Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định, trong vòng 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân.

Trong trường hợp xét thấy cần thiết phải xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích của cá nhân, thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp là không quá 15 ngày.

Đối với trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng khẩn cấp yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, thời hạn cấp là không quá 24 giờ kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

Phân biệt Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau như thế nào? Cùng Quốc Việt phân biệt qua 5 tiêu chí sau đây:

Căn cứ Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp, đối tượng được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là:

2. Mục đích cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 được cấp với mục đích phục vụ công việc khác nhau, cụ thể:

➤ Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là dùng để:

➤ Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là dùng để:

3. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Có 2 cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp là Sở Tư pháp và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 đều thuộc thẩm quyền quản lý, cấp phép của 2 cơ quan trên (Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp).

Cá nhân/cơ quan/tổ chức căn cứ dựa trên đối tượng và mục đích làm thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp để nộp hồ sơ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tới cơ quan có thẩm quyền phù hợp. Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp, quy định rõ về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:

➤ Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp:

➤ Sở Tư pháp thực cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp:

4. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp

Căn cứ Điều 42 và Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp, nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 có các điểm khác biệt như sau:

Thông tin cá nhân người được cấp Phiếu

Họ tên cha, mẹ, vợ/chồng của người được cấp Phiếu

Thông tin về cấm đảm nhiệm, quản lý, thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh

5. Ủy quyền xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 ĐƯỢC PHÉP ủy quyền

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ủy quyền

Tóm lại, qua 5 tiêu chí so sánh ở trên, có thể thấy điểm khác biệt cơ bản nhất ở Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 là:

Trên đây là thông tin phân biệt về Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2. Quý khách hàng đang quan tâm về dịch vụ làm Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2, hãy liên hệ ngay với Quốc Việt qua số hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn chi tiết.