Mắt xích truyền thông quan trọng vụ Việt Á được cho là dính líu tới ông trùm truyền thông Nguyễn Công Khế. Hàng loạt KOL nổi tiếng, báo đài đã tham gia"lăng xê" cho bộ kit của Việt Á, tất cả đều nằm dưới trướng của ông trùm này. Facebooker Kim Van Chinh đã có bài tổng hợp chỉ ra vai trò truyền thông của Nguyễn Công Khế trong vụ Việt Á. Daingu.com xin trích dẫn toàn bộ bài viết này, trong đó có cả thông tin mà tác giả lấy từ nguồn của Bùi Thanh Hiếu, một cái tên rất nổi tiếng trong giới bất đồng chính kiến.

Omegle: Nói chuyện với người lạ!

Omegle là ứng dụng trò chuyện video trực tuyến phổ biến cho phép người dùng kết nối với những người lạ ngẫu nhiên từ khắp nơi trên thế giới.

Được giới thiệu vào năm 2009, Omegle là trang web dành cho những người muốn kết bạn mới hoặc đơn giản là trò chuyện bình thường. Sự hấp dẫn của trò chuyện video miễn phí Omegle có thể là do trải nghiệm độc đáo mà nó sử dụng. Các tính năng trò chuyện video trực tuyến cho phép người dùng liên lạc với những người mà họ thường không gặp trong cuộc sống hàng ngày. Điều này có thể dẫn đến những cuộc trò chuyện thú vị và hấp dẫn với các cá nhân có nền tảng, nền văn hóa và trải nghiệm khác nhau. Giao diện của trang web không phức tạp và người dùng có thể bắt đầu trò chuyện với người lạ bằng cách vào phòng trò chuyện hoặc tham gia trò chuyện riêng lẻ. Trang web không yêu cầu người dùng đăng ký hoặc phát triển hồ sơ, điều này ngụ ý rằng người dùng có thể ẩn danh trong suốt cuộc trò chuyện của họ.

Omegle đã triển khai hệ thống giám sát sử dụng trí tuệ nhân tạo để xác định và gắn cờ nội dung không phù hợp. Trang web cũng có hệ thống báo cáo cho phép người dùng báo cáo hành vi hoặc tài liệu không phù hợp. Vì vậy, trò chuyện video trực tuyến Omegle đã trở nên phổ biến đối với mọi người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tóm lại, Omegle.com sử dụng một phương pháp độc đáo và thú vị để kết nối với mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Mọi người dùng đều có thể tận hưởng trải nghiệm trò chuyện thú vị và an toàn trên Omegle.

Điều tốt nhất bạn có thể làm – Nói chuyện với người lạ ngay bây giờ!

Bạn có thể cài đặt ứng dụng Omegle chính thức của chúng tôi tại đây. Ứng dụng hỗ trợ các nền tảng PWA App / iOS, iPadOS (Trình duyệt Safari) / Android / Mac / Windows.

VIỆT Á – PHAN QUỐC VIỆT VÀ ĐƯỜNG DÂY THAM NHŨNG LIÊN QUAN ĐẾN TẬN CHỦ TỊCH NƯỚC ĐÃ CHO THÔI CHỨC NGUYỄN XUÂN PHÚC – CÒN THIẾU 1 MẮT XÍCH QUAN TRỌNG

Vụ Việt – Á là vụ án có lẽ lớn nhất từ trước đến nay về số lượng cán bộ bị bắt, khởi tố, kỷ luật, cho thôi chức… Từ dàn lãnh đạo mang hàm tướng ở Học Viện quân Y đến 1 phó thủ tướng, 2 bộ trưởng, nhiều thứ trưởng, vài vị bí thư, chủ tịch và hàng tá các giám đốc CDC, bệnh viện các tỉnh… Và mới đây, người cao nhất là cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Bất kể động cơ và mục đích thật của vụ án này là gì thì 1 sự thật được phơi bày và các bên liên quan đều không thể chối cãi: đường dây “làm ăn”, “kết bè đảng” rất tinh vi, xảo quyệt, dựa vào quyền và tiền để thao túng xã hội.

Trong đường dây “maphia” ấy, các thế lực hắc ám đã sử dụng quyền,  tiền, tình rất điêu luyện. Và để sức mạnh của chúng trở nên tuyệt đối, chúng không thể bỏ qua yếu tố quyền lực thứ tư – truyền thông.

Cần nhớ trong vụ Năm Cam không thể vắng bóng 1 nhân vật truyền thông phụ trách: đó là Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Trần Mai Hạnh (bị đi tù vì liên đới).

Vụ Bùi Tiến Dũng PMU 18 sôi sục 1 thời, ta cũng thấy có nhà báo cũng bị liên đới tù tội…

Truyền thông và báo chí trong thời đại ngày nay ở nước ta có vai trò nhiều mặt và quyền lực rất lớn. Đó là ngành đào tạo ra rất nhiều người tài giỏi, nhưng cũng là mảnh đất màu mỡ để rất nhiều kẻ cơ hội, trục lợi vun vén làm giàu tốc độ nhanh rất kinh ngạc, nơi sản sinh ra những quái vật về chính trị chuyên tổ chức, dẫn dắt, theo đóm ăn tàn những con mồi béo bở có thể sinh ra tiền cho chúng. Chả thế mà ở Việt nam thẻ nhà báo còn có giá trị hơn cả danh hiệu giáo sư khi ra đường.

Quay lại vụ Việt Á, nhiều người có óc phân tích sẽ đặt vấn đề ngay: Vai trò trung tâm truyền thông là ai?

Câu trả lời dễ dàng nhận ra ngay: đó là một KOL nổi tiếng đồng hương với cựu CTN Nguyễn Xuân Phúc và GĐ Việt Á Phan Quốc Việt – NGUYỄN CÔNG KHẾ.

Rất nhiều bằng chứng pháp lý và dấu vết truyền thông để có kết luận này. Dưới đây, tôi xin trích đăng một số tư liệu viết về Nguyễn Công Khế. Trong đó có tư liệu đăng nhiều trên mạng có nguồn từ facebook của Bùi Thanh Hiếu – một nhân vật gây nhiều tranh cãi. Đối với tôi, nguồn tin từ Bùi Thanh Hiếu trong một số vụ án quan trọng rất nên tham khảo và có giá trị nhất định. Dẫu sao Hiếu là một nick người thật và anh ấy luôn tuyên bố là tư liệu của anh ấy về các vụ việc là có nguồn tin cậy và chịu trách nhiệm về nó.

Trong tư liệu, tôi đã cắt 1 số câu, ý tôi cho là nhạy cảm.

Cũng cần nói thêm chỗ này: Hồi trước, các cụ lập lên triều đại này, các cụ rất giỏi dùng quyền lục thứ tư (báo chí) để tạo nên sức mạnh phản phong, phản đế, giành chính quyền, các cụ toàn phải hoạt động báo chí bí mật, sử dụng địa bàn nước ngoài ở Paris, Hương Cảng (Hongkong), Vân Nam làm nơi in ấn, xuất bản báo…

Ngày nay, có internet toàn cầu, những bậc hậu thế thuận lợi hơn nhiều, nhưng trong các cuộc đấu tranh chống lại các thế lực chống lại mình hay muốn đánh lại mình, các cụ cũng phải tổng lực và tuân thủ các nguyên tắc bí mật.

Trong cuộc chiến đấu (lý thuyết chính trị gọi là cuộc chơi), an ninh gián điệp và báo chí là 2 công cụ cực kỳ lợi hại. Báo chí trong nước 100% là quốc doanh, công khai và chịu sự giám sát, răn đe, cương tỏa của các thế lực có quyền, ban tiền. Khi đụng đến các vấn đề nhạy cảm hoặc được bảo kê chặt kiểu Vingroup, toàn bộ nền báo chí trong nước với khoảng trên dưới 1000 “tòa soạn” đều tê liệt hoặc chỉ đồng thanh hò vang 1 giọng theo người bắt nhịp.

Báo chí “phản động” kiểu Việt Tân thì người trong nước không ai nghe. Xuất hiện “nền báo chí” nhờ nhờ nước đục. Đó là Trương Huy San, Hoàng Hải Vân, Lưu Trọng Văn, Trương Duy Nhất, Lê Nguyễn Hương  Trà, Bùi Thanh Hiếu… mà tôi không nhớ hết…

Và Nguyễn Công Khế là một trùm KOL điều khiển rất nhiều “nhà báo nhờ nhờ” nêu trên.

Chỗ nào báo chính thống không nói được, không được nói, không dám nói thì báo chí nhờ nhờ này lên tiếng. Folower của các báo nhờ nhờ này có khi hơn các báo chính thống nhiều. Ví dụ, nick Bùi Thanh Hiếu có 18.139 người theo dõi, nếu không bị sập đi sập lại thì nick này có số theo dõi lớn hơn nhiều (trong khi thử hỏi báo Nhân dân hàng ngày có bao nhiêu người đọc?); Trương Huy San (osin Huy Đức) có 350.622 folowers; Lưu Trọng Văn có 109.000 flowers; Hoàng Hải Vân có 128.000 folowers…

Nick Bùi Thanh Hiếu hiện sống ở Đức, thường có nhiều nguồn tin rất nóng nhưng không chính thức để đăng tin…

Sức truyền thông tin của các nick KOL này rất mạnh.

Wikipedia viết: Nguyễn Công Khế sinh năm 1954 tại Quảng Nam, là nhà báo, đồng sáng lập báo Thanh Niên và Tổng Biên tập Báo Thanh Niên từ năm 1988 đến năm 2008. Ông từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, được huy chương vì sự nghiệp báo chí, là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên.

Trước 1975 ông hoạt động trong phong trào sinh viên, học sinh tại Đà Nẵng và Sài Gòn chống chính quyền miền Nam (cũ). Sau 1975 ông công tác tại Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, sau đó chuyển sang công tác tại báo Phụ nữ Việt Nam. Năm 1986 ông cùng Huỳnh Tấn Mẫm sáng lập báo Thanh Niên - diễn đàn của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, ông giữ vai trò phó Tổng biên tập. Từ 1988 đến nay ông làm Tổng biên tập báo này, được coi là tổng biên tập thâm niên nhất trong làng báo Việt Nam. Ông góp công lớn trong việc đưa Thanh niên từ một báo nhỏ xuất bản một kỳ/tuần trở thành một trong những báo lớn nhất và có nhiều độc giả nhất tại Việt Nam hiện nay.

Ngoài công tác báo chí, ông hiện là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và tham gia nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Ông là Trưởng ban Giám khảo nhiều cuộc thi hoa hậu.