Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn đào tạo những kỹ năng mềm nào?
Nhằm hướng đến những sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng hòa nhập với cuộc sống hiện đại, Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn đào tạo cho sinh viên những kỹ năng cần thiết sau:
Giao tiếp với bệnh nhân là công việc thường xuyên nhất mà những người làm nghề y phải làm. Thông qua quá trình giao tiếp, cán bộ y tế có thể hiểu về vấn đề sức khỏe, tâm lý cũng như những điều kiện hoàn cảnh và nguyện vọng của bệnh nhân. Nhờ giao tiếp mà người thực hiện chăm sóc sức khỏe có thể tạo được lòng tin nơi bệnh nhân giúp quá trình chẩn đoán bệnh và điều trị thuận lợi hơn.
Lắng nghe tích cực là kỹ năng cần thiết cho sinh viên ngành y dược trong học tập và cả thực hành nghề nghiệp. Trong học tập, sinh viên sẽ tự tích lũy cho mình kiến thức và kinh nghiệm từ những người đi trước. Đối với nghề nghiệp, lắng nghe giúp họ tạo sự thân thiết với bệnh nhân bằng việc thấu hiểu và đồng cảm. Lắng nghe bệnh nhân kỹ có thể giúp y bác sĩ khai thác triệt để thông tin để chăm sóc bệnh nhân tốt hơn.
Tùy vào từng chuyên ngành khác nhau sinh viên học y có thể có thời gian đào tạo gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với những ngành khác. Hơn nữa tiến bộ xã hội thì luôn luôn vận động. Vì vậy mỗi sinh viên phải tự nâng cao ý thức học tập, tự tích lũy của bản thân mới có thể hào nhập nhanh chóng với xã hội.
Để hoàn thành một khóa điều trị cho bệnh nhân, một người bác sĩ hay dược sĩ không thể thành công nếu không có sự hỗ trợ từ đồng nghiệp. Do đó khi còn là sinh viên, khi các em được hoạt động với kỹ năng này thì ra trường sẽ thuận lợi với môi trường làm việc chuyên nghiệp mới.
Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tạo điều kiện cho học viên với phương châm “Chắc nghề nghiệp – Vững tương lai”
Đối với ngành Y dược nhiều bậc phụ huynh muốn con cái theo học vì tính thánh thiện của nó, chính bởi vì sự hấp dẫn của một ngành khoa học xuất hiện đầu tiên trong lịch sử loài người và chắc chắn sẽ tồn tại lâu nhất cùng với loài người. Nhưng bạn đã biết những tố chất cần có của sinh viên ngành Y Dược chưa?
Tư duy Thông minh Yêu cầu về trí tuệ để học trường Y không cần quá xuất sắc, cũng không cần quá thông minh kiệt xuất. Tư duy thông minh chỉ là phương tiện giúp học nhanh hơn, học nhàn hơn và nhớ lâu hơn. Đa phần môn học trong trường Y là học thuộc lòng là chính, những hoạt động suy luận trên cơ thể người luôn phải được kiểm chứng và không bao giờ cho phép các bác sĩ tự suy luận cá nhân để tự đưa ra cách chữa như kiểu giải bài tập.
Thế nhưng, trí tuệ trong trường Y lại vô cùng cần thiết để có thể lôgic hóa các hiện tượng rời rạc lại với nhau, để kết nối thành hệ thống thông tin để có thể chẩn đoán đúng và nhanh trong những trường hợp khó khăn. Tư duy thông minh chính là chất liệu mạnh để tạo nên các thầy thuốc giỏi.
Tố chất chăm chỉ Đức tính chăm chỉ là đức tính rất quan trọng và cần thiết nhất, bởi nó giúp sinh viên thuộc và hiểu nhiều thông tin. Những thông tin sẽ được hấp thụ vào người chăm chỉ sẽ tạo nên những phản xạ về kiến thức ngay khi cần. Giữa hàng trăm ngăn kiến thức y khoa, khi bất ngờ cần dùng một thông tin nào đó, những người chăm chỉ sẽ dễ dàng đáp ứng.
Lòng kiên trì Lòng kiên trì là phương tiện tối quan trọng, vì học Y khoa là học một chuỗi kiến thức theo logic dài, nếu như không học lần lượt sẽ chẳng hiểu gì, và cũng chẳng có kết quả gì. Để có thể học được hệ thống như vậy, sinh viên ngành y cần phải kiên trì liên tục trong thời gian dài.
Sẵn sàng hy sinh các thú vui cá nhân Học Ngành Y Dược cần nhiều thời gian hơn, tất cả các kiến thức yêu cầu và lượng thông tin lớn hơn ngành khác rất nhiều, đòi hỏi sinh viên phải dành phần lớn thời gian để học liên tục, sẽ không có thời gian chơi. Đương nhiên một số thú vui như đi du lịch, chơi thể thao, những thú vui giải trí cũng nhiều khi phải gác lại để dành thời gian cho học tập để có kết quả tốt nhất.
Sức khỏe tốt Phải có sức khỏe thật tốt mới học được ngành Y Dược. Với thời gian học dài, khối lượng học nhiều, sinh viên ngành y phải có sức khỏe tốt mới trụ được. Không những vậy, sinh viên Y phải đối mặt với trực đêm bệnh viện, học – thi – học liên tục không ngừng. Còn một điều nữa mà ngay từ khi chọn học ngành Y dược các bạn cũng phải chuẩn bị tâm lý luôn. Đó là, nếu như bạn muốn học Y khoa để sau này kiếm tiền nhiều thì hãy xem xét lại ngay, vì về mặt tài chính, đầu tư học Y rất lớn và dài, có rất nhiều rủi ro có thể chẳng thu được vốn nếu như chỉ được hưởng lương nhà nước sau khi đi làm công chức trong ngành Y tế.
Những ai đó muốn cho con học Y Dược để sau này làm thày thuốc kiếm được nhiều tiền, có nhiều lộc thì hãy suy nghĩ thật cẩn trọng vì ngành y thường đầu tư nhiều mà lương rất thấp.
Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn đã thành lập được hơn 12 năm và thành công trong việc đào tạo sinh viên vừa giỏi chuyên môn, kỹ năng và giàu y đức.
Mục tiêu đào tạo mà nhà trường hướng đến là giúp những thế hệ sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể hội nhập ngay với xã hội có đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.
Nhờ những nỗ lực tạo môi trường có điều kiện học tập tốt nhất dành cho sinh viên mà những năm qua, Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tự hào là địa chỉ đào tạo toàn diện cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cho sinh viên ngành y dược, được nhiều bạn tin tưởng và chọn trường để học.
(PLO)- Bạn đọc đề nghị xử lý nghiêm hành vi đánh cô giáo và cách ứng xử thiếu chuẩn mực của giáo viên. Đồng thời nâng cao nghiệp vụ sư phạm, tham vấn tâm lý để tránh bạo lực học đường.
Pháp Luật TP.HCM vừa có bài viết: “Tuyên Quang: Nhóm học sinh quây giáo viên vào góc lớp rồi chửi bới, ném dép”, “Hé lộ nguyên nhân vụ học sinh quây cô giáo ở Tuyên Quang” về video lan truyền trên mạng xã hội liên quan đến một nhóm học sinh trường THCS Văn Phú, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang bao vây nữ giáo viên dồn vào góc tường rồi chửi bới bằng những lời lẽ thô tục, thậm chí ném dép vào vai, đầu cô giáo.
Theo thông tin, cô PTH, giáo viên môn Âm nhạc của Trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương) trước đó có mâu thuẫn với học sinh, dẫn đến phát ngôn không đúng với chuẩn mực đạo đức nhà giáo. Nữ giáo viên cũng vừa bị xử lý kỷ luật bằng hình thức “cảnh cáo” vì vi phạm đạo đức nhà giáo, xúc phạm danh dự nhân phẩm học sinh, ngôn ngữ, ứng xử của giáo viên chưa đảm bảo tính sư phạm, đúng mực.
Sau đó lại xảy ra vụ việc học sinh quây cô giáo tại lớp và có những hành động không thể chấp nhận được.
Vụ việc trên đã thu hút sự quan tâm của dư luận, bạn đọc cho rằng lỗi sai xuất phát từ hai phía, cần chấn chỉnh kịp thời để làm gương. Đồng thời nâng cao nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.
“Theo tôi, nếu đã bị kỷ luật thì tạm thời không cho đi dạy. Bục giảng là nơi cao quý, không thể chửi bới học sinh rồi lên cầm phấn, chỉ tay dạy học sinh được. Thầy cô là những người làm gương để các em noi theo cơ mà?” – bạn đọc Thùy Ngân.
“Tôi thấy trên mạng lan truyền video cô giáo này cầm dép, giày cao gót rượt đuổi học sinh chạy hỗn loạn trong lớp. Một giáo viên mà cư xử như vậy sao? Nhà trường nên kiểm soát thật chặt về nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên lỗi xuất phát từ 2 phía, tôi không bênh ai cả, trò sai nhưng cô cũng sai”– bạn đọc Quang Tùng.
“Bất luận là lý do gì thì sự việc học sinh hỗn láo với cô giáo là không thể chấp nhận được. Trước hết, nhà trường nên đình chỉ học tạm thời các em có ngôn từ xúc phạm, hành động thiếu chuẩn mực trong video. Phải thể hiện sự cương quyết, nghiêm khắc để học sinh nhận thức được đây là việc làm sai. Tuy nhiên về cô giáo này nên có biện pháp kỷ luật mạnh tay hơn, thậm chí chấm dứt hợp đồng. Nhìn cô giáo đứng vào góc tường rất thản nhiên, cầm điện thoại để ghi hình như một hành động thách thức, tôi không cho rằng đây là giáo viên có kỹ năng ứng xử tốt” – bạn đọc Đỗ Khánh.
“Học sinh cấp 2 nhưng chửi bới và bạo hành cô giáo là vấn đề rất nghiêm trọng. Có thể thấy trong clip thái độ học sinh rất ngông nghênh và hỗn xược. Phải sớm chỉnh đốn để các em nhận ra đây là hành vi sai trái. Ngoài ra, để giáo dục những học sinh cá biệt như vậy thì Ban Giám hiệu nhà trường cần nắm rõ tâm lý học sinh, bố trí các giáo viên có nghiệp vụ tốt, kỹ năng sư phạm giỏi để xử lý các vấn đề bạo lực học đường" – bạn đọc Tùng Phạm.
“Thứ nhất, cô giáo không có kỹ năng xử lý tình huống nên tạo ức chế cho học sinh. Thứ hai là học sinh lớp 7 đang trong độ tuổi dậy thì, tâm lý không vững, chưa nói đến việc các em tiếp xúc với các thông tin độc hại trên mạng xã hội hàng ngày nên có phần ảnh hưởng, dẫn đến cư xử chưa hợp lý, hành động thiếu suy nghĩ. Cho nên tôi đề nghị các nhà trường nên có thêm chuyên gia tâm lý để tham vấn cho giáo viên và học sinh. Hầu hết các chuyên viên tâm lý chỉ có tại trường Đại học, các trường THCS, THPT tôi thấy chưa phổ biến” – bạn đọc Lý Trung.
“Sau sự việc, nhà trường nên làm việc với gia đình của các học sinh để phối hợp giáo dục trẻ. Trong trường hợp trẻ cá biệt thiếu vắng cha mẹ hoặc cha mẹ thiếu sự hợp tác với nhà trường thì việc giáo dục trẻ càng phải cẩn trọng hơn nữa, trước hết vì chính sự an toàn của thầy cô và các học sinh khác trong lớp. Đặc biệt với học sinh cá biệt thì việc giáo viên nổi nóng không đem lại hiệu quả cao vì giáo viên bực tức thì bọn trẻ càng thích thú là đằng khác" – bạn đọc Trần My.