Địa chỉ: Lô 140 khu giãn dân Mộ Lao- P. Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội
Chạm đến tương lai tươi sáng bằng con đường du học
Với các dịch vụ tư vấn, xử lý hồ sơ du học nhanh chóng, chi phí minh bạch và tỉ lệ đỗ visa 99% vào các trường đại học thuộc Top 50 tại Hàn Quốc. Các dịch vụ tư vấn, xử lý hồ sơ, luyện phỏng vấn tiếng Hàn
THÁNH LỄ VÀ CẦU NGUYỆN CHO CÁC ÂN NHÂN
Thành Lập: Hội Từ Thiện Hồng Ân hay còn được gọi tắt là “Hội Hồng Ân”, được hình thành vào cuối năm 2011, khởi xướng từ một nhóm nhỏ các Tu sĩ, Linh mục Việt Nam đang sống tại Hoa Kỳ cùng bạn bè, thân hữu, là những cổ động viên. Nhìn về quê hương, khi được tận mắt chứng kiến những thiếu thốn, đau khổ tuyệt vọng của trẻ thơ, của người già nua bịnh tật, các thành viên cùng chung một hoài bão: cần làm một cái gì đó cho các chi thể đang đau khổ của Đức Kitô, phải làm cái gì đó cho những người “đồng bào” của chúng ta. Và thế là mọi người đã bắt tay vào việc thành lập chi Hội để “Thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối”.
Tình Trạng Pháp Lý: Hội Hồng Ân là chi nhánh “con” của Hội “Mẹ” là Hội Ái Hữu và Truyền Giáo Kontum (gọi tắt là KMF – Kontum Missionary and Friendship), dưới sự dìu dắt, cổ võ, khích lệ của Đức Ông chủ tịch Giuse Hoàng Minh Thắng (Roma) cùng ban Điều Hành của Hội. Đây là Hội Từ Thiện vô vị lợi và được công nhận là “Non Profit Organization”, số Federal Tax Identification là: #42-1757220. Vì thế, sự đóng góp của quý vị lớn hay nhỏ của quý vị cho Chi Hội Hồng Ân sẽ đều có giấy khấu trừ thuế của Hội.
Cộng Tác Viên: Cho đến năm 2020, Hồng Ân đã lần lượt mời nhiều Hội Dòng các Sơ dưới đây cùng cộng tác để phục vụ dân nghèo tại Việt Nam:
Miền Bắc: Dòng Trinh Vương Bùi Chu, Dòng Mân Côi Bùi Chu, Dòng Đa Minh Bắc Ninh, Dòng Hiệp Nhất Bắc Ninh, Dòng Đa Minh Thái Bình, Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hoá, và một số các Sơ dòng Thánh Phaolô tại Cao Bằng, Lạng Sơn.
Miền Trung: Dòng Mến Thánh Giá Huế, Dòng Ảnh Phép Lạ Kontum, Hiệp Hội Chứng Nhân Đức Tin, Hiệp Hội Đa Minh Tin Mừng, Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ
Miền Nam: Dòng Đa Minh Thánh Tâm, Dòng Mến Thánh Giá Mỹ Tho.
Lý do chính mà Hồng Ân nhờ nhiều Hội dòng khác nhau cộng tác là vì mỗi Dòng đều có những “địa bàn” hoạt động riêng theo nhịp tiến của những bước chân khai phá mà Chúa Thánh Thần soi dẫn. Vì thế, mỗi Dòng thường có nhiều Tu viện hay cộng đoàn trải rộng trên nhiều vùng miền của đất nước, nhất là những nơi khô cằn, “xương xẩu”, nghèo nàn. Như vậy, các cộng đoàn khắp đó đây của các Dòng sẽ hỗ trợ cho những người cùng cực nhất ở nơi địa phương mình. Theo cách đó thì số các người nghèo khổ được chọn cũng trải rộng theo nhiều địa phương khác nhau qua nhiều thành phố, chứ không chỉ tụ ở 1 nơi.
Khi đến với người nghèo, các Sơ mang tặng cho họ không chỉ những món quà vật chất mà cả những món quà tinh thần là các lời động viên, thăm hỏi là những điều cần thiết không kém, để giúp mọi người vui sống và vượt qua được những thử thách do hoàn cảnh kém may mắn của họ.
1. Chương Trình “Ký Gạo Tình Thương”: nhằm cung cấp mỗi tháng 10 ký gạo (= 5 đô) cho những người nghèo, không còn sức lao động như các cụ già, các bệnh nhân phong cùi, bệnh nhân tâm thần, khuyết tật hoặc liệt lào. Chương trình này nhằm trợ giúp ưu tiên cho các cụ già neo đơn, nghèo khổ, trong đó có một số cụ phải chịu cảnh mù loà, nằm liệt giường, bữa no bữa đói; một số cụ khác sống lủi thủi một mình trong các túp lều lụp xụp, không con không cháu, hoàn toàn trông đợi vào sự giúp đỡ của láng giềng. Một số cụ hằng ngày
phải ra ngoài chợ ăn xin, được gì ăn nấy, thậm chí có những cụ ngày ngày đến những khu chợ, lượm nhặt từ những đống đồ ăn, rau quả hư thối mà người khác bỏ đi, để kiếm chút gì đó mang về ăn qua ngày. Rất nhiều cụ cảm thấy tủi thân, tủi phận với cuộc sống hết sức cơ cực, bấp bênh trong lúc tuổi già, sức yếu. Vì thế, chương trình này nhằm giúp lâu dài cho những đối tượng đã được chọn lọc kỹ lưỡng để họ có thể yên tâm sống những chuỗi ngày còn lại trong an bình.
2. Chương Trình “Tuỳ Cơ Ứng Biến”: nhằm giúp đỡ người nghèo tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh, như trong những ngày mùa Đông, Hồng Ân tặng chăn ấm, áo ấm cho những người đang chịu cảnh giá buốt; phụ giúp tiền học cho các gia đình đông con, túng thiếu; trợ cấp để mua thuốc men hoặc thức ăn bồi dưỡng cho những người bệnh tật… Vì thế, chương trình này gồm có các trợ giúp được biến báo, thay đổi tùy nhu cầu và hoàn cảnh như đúng với tên của chương trình “Tuỳ Cơ Ứng Biến”.
Tất cả những trợ giúp tài chánh của quý ân nhân gởi đến sẽ được gởi về Việt Nam vào đầu mỗi quý (tháng 1, 4, 7, 10) để có thể mau chóng chuyển đến các người nghèo khổ tại quê nhà.
Không phân biệt Tôn Giáo hay Sắc Tộc
Khi đến với người nghèo, Hồng Ân và quý Sơ không bao giờ phân biệt tôn giáo hay sắc tộc, nhưng nhìn tất cả mọi người bằng đôi mắt của tình thương: “Tất cả đều là con cái của Chúa, là anh em của chúng ta”. Vì thế, khi chọn người nghèo để giúp đỡ, các Sơ chỉ chọn theo hoàn cảnh neo đơn, nghèo túng, cùng cực… chứ không phân biệt tôn giáo hay sắc tộc của họ.
Hội Hồng Ân luôn mong rằng những nỗ lực của chúng ta tuy không giải quyết hết những khó khăn hiện tại cho dân nghèo, nhưng sẽ góp phần sưởi ấm tình người, thêm niềm tin yêu vào cuộc sống và là những động lực, những khích lệ thúc đẩy người xấu số phấn đấu để vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã của mình hầu có một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Chủ Tịch: Đức Ông Giuse Hoàng Minh Thắng (Roma, Italia)
Tổng Thư Ký: Anh Chị Joseph và Lily (Houston, TX)
Tổng Thủ Quỹ: Ông Đào văn Đức (West Covina, CA)
Chi Hội Trưởng Hội Hồng Ân: Chị Jennie Ngọc (Houston, TX)
Quý vị sẽ thấy xuất hiện tên của Hội là
“KONTUM MISSIONARY & FRIENDSHIP”
đó là tên của Hội Mẹ, mà Hồng Ân là chi nhánh.
Bốn năm Đại học kết thúc, bao hoài bão, mộng mơ tuổi đôi mươi cũng đành nhường chỗ cho những lựa chọn, những dự định cho tương lai ở phía trước. Gap year, đi làm hay học tiếp, hàng vạn câu hỏi cứ thế quẩn quanh trong đầu của mỗi người. Nhưng, liệu khi ta trả lời được những câu hỏi ấy, ta có đang bước đi trên con đường phù hợp với bản thân mình? Một mùa tốt nghiệp đang đến gần, hãy cùng Phòng chăm sóc và hỗ trợ người học (DSA) giải đáp vấn đề này nhé!
Mông lung hậu tốt nghiệp, đâu là nguyên nhân?
Có nhiều lý do khiến sinh viên cảm thấy mơ hồ, vô định sau khi tốt nghiệp. Những lý do đó là gì? Chúng ta hãy cùng nhau phân tích nhé.
Nỗi sợ vô hình: rào cản thành công của người trẻ.
Sống trong một thời đại đạt được nhiều tiến bộ của nhân loại, người trẻ thường gieo vào lòng mình những áp lực không tên. Định nghĩa về “thành công” hay “thất bại” luôn có một lằn ranh hữu hạn khiến nhiều người không dám bước ra khỏi “vùng an toàn” của bản thân. Áp lực đó lại vô tình lớn lên trong quá trình trưởng thành, bởi lẽ giờ đây ta phải tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình, phải tự tạo lập sự nghiệp riêng cho bản thân mà không còn được dựa dẫm vào bất cứ ai. Theo nghiên cứu của APA, một trong những nguyên nhân chính gây ra áp lực cho sinh viên và người trẻ là sự chênh lệch giữa mong đợi cá nhân và thực tế xã hội. Xã hội thường đặt ra áp lực cao đối với việc thành công trong các lĩnh vực như học tập, nghề nghiệp, và cuộc sống cá nhân. Sự mong đợi này có thể bao gồm việc đạt được điểm số cao, có nghề nghiệp thành công và cuộc sống gia đình ổn định. Và, những áp lực đó là “thủ phạm” gây ra nhiều nỗi sợ vô hình hằn sâu trong tâm trí chúng ta, khiến chúng ta thật khó để đưa ra các quyết định hệ trọng trong cuộc đời mình.
Khi quá khứ là xiềng xích kìm hãm tương lai.
Quá khứ mờ nhạt, không có nhiều thành tích nổi bật là nút thắt trong lòng nhiều sinh viên sắp ra trường. Chúng ta tự ti và hoài nghi về khả năng của bản thân, cho nên việc đứng giữa ngã ba đường và phải đưa ra lựa chọn cho tương lai khiến ta chần chừ, lo sợ. Bảng điểm kém nổi trội, thành tích ngoại khóa thưa thớt, thiếu kinh nghiệm thực tiễn – những “tảng đá” này cứ chắn ngang con đường tiến bước tới tương lai của nhiều sinh viên sắp ra trường. Quá khứ không mấy tươi sáng ấy luôn là một chiếc bóng quá lớn mà nhiều sinh viên khó lòng thoát ra, tâm trí họ như bị “giam lỏng” bởi chiếc bóng đó, để rồi họ tự ti, hoài nghi về năng lực của bản thân ở hiện tại và bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá ngay trước mắt.
Sinh viên mơ hồ về tương lai hậu tốt nghiệp (Nguồn: tutinvaodoi.vn)
Đi làm – học tiếp – gap year, lựa chọn hướng đi nào cho riêng mình?
Gia nhập lực lượng lao động ngay sau khi tốt nghiệp.
Việc đi làm sau khi có tấm bằng cử nhân là một cơ hội tốt giúp chúng ta áp dụng được những kiến thức mà ta có được khi còn ngồi trên giảng đường Đại học, cũng như tích lũy kinh nghiệm và xây dựng mạng lưới công việc đa dạng. Hơn nữa, việc ta tự chủ tài chính sau khi vừa tốt nghiệp cũng giảm bớt gánh nặng cho các bậc phụ huynh, hay thậm chí là chúng ta có thể góp phần vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của gia đình. Tuy nhiên, đi làm ngay sau khi tốt nghiệp cũng khiến nhiều sinh viên “vỡ mộng” khi cạnh tranh với nhiều ứng viên có thâm niên trong nghề, bởi các doanh nghiệp thường ưu tiên tuyển các nhân sự có kinh nghiệm, mà sinh viên thì chỉ mới “nằm lòng” những kiến thức thuần lý thuyết.
Tiếp tục nâng cao trình độ học thuật.
Sau khi tốt nghiệp, nhiều sinh viên cũng lựa chọn cho mình việc học tiếp lên cao học. Lựa chọn này giúp học viên có cơ hội tiếp xúc với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực họ theo đuổi, tích luỹ được thêm nhiều kiến thức chuyên sâu, nâng cao. Nhưng, cái giá ta phải trả cho lựa chọn này cũng không hề nhỏ. Những người này sẽ thiếu đi kinh nghiệm thực tiễn và gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian và tài chính. Một số người trẻ lầm tưởng rằng việc học tiếp sau khi tốt nghiệp sẽ giúp họ thăng chức nhanh chóng trong công việc, cũng như có được mức lương đáng mong đợi. Tuy nhiên, việc thăng chức còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thiếu đi những “va chạm” cũng là một bất lợi cho những ai “ôm mộng lớn” cho tương lai sau này. Bởi lẽ, việc học tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, chúng ta chỉ nên học khi việc học thực sự giúp ích cho ta trong một số công việc, cũng như khi ta có thể cân bằng giữa việc học cao học và những hoạt động khác trong cuộc sống.
Dành thời gian “giải lao” trước khi gia nhập thị trường sôi động.
Lựa chọn “gap year” tiềm ẩn cả hai mặt ưu và nhược mà các sinh viên cần phải biết trước khi đưa ra quyết định. Trước hết, việc nghỉ ngơi giúp cho sinh viên có thêm thời gian trau dồi chuyên môn và các kỹ năng cần thiết thông qua việc tham gia các hoạt động tình nguyện, học ngoại ngữ hay có cho mình nhiều dự án cá nhân. Bên cạnh đó, lựa chọn này còn mở ra cánh cửa của những trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn. Từ đó, sinh viên sẽ có thêm nhiều góc nhìn và tư duy đa chiều về cuộc sống, cũng như khám phá ra thế mạnh của bản thân mình. Tuy nhiên, những người lựa chọn “gap year” sẽ gặp khó khăn trong việc hội nhập lại thị trường lao động. Trong một báo cáo gần đây của NACAC – một tổ chức thường thực hiện các nghiên cứu về xu hướng giáo dục và việc làm, họ đã chỉ ra rằng 25% trong số những sinh viên tham gia gap year gặp khó khăn trong việc tái hòa nhập vào thị trường lao động sau khi kết thúc kỳ nghỉ. Hơn nữa, không ai có thể đảm bảo kỳ nghỉ đó sẽ đem lại những kinh nghiệm cũng như trải nghiệm đáng mong đợi. Chính vì thế mà gap year cũng cần phải có một sự chuẩn bị kỹ càng hơn bao giờ hết.
Qua đó, ta có thể thấy lựa chọn nào sau khi tốt nghiệp cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó. Không có lựa chọn nào là đúng hay sai, chỉ có lựa chọn phù hợp với mỗi người. Vì thế mà các sinh viên cần xem xét nhiều yếu tố trước khi đưa ra quyết định chính thức.
Sinh viên nên chú trọng điều gì để gạt bỏ lo âu, tự tin dấn bước?
Để không lạc lối trước muôn vàn lựa chọn, chúng ta cần phải dành một khoảng thời gian thư giãn, cho bản thân cơ hội để nạp thêm năng lượng. Việc hiểu bản thân mình muốn gì, mình là ai thật sự rất quan trọng khi bắt đầu xây dựng sự nghiệp của riêng mình. Trước hết, chúng ta phải xác định được lĩnh vực nào là sở trường của bản thân? Liệu ta phù hợp với việc nghiên cứu học thuật hay ứng dụng thực tế? Chỉ khi chúng ta cống hiến đúng với những gì chúng ta giỏi và đam mê, ta mới có thể đón nhận những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống này. Bây giờ, bạn có thể nhắm mắt lại, hít thở thật sâu, và nghĩ về hình ảnh của bạn trong năm năm sau. Đó có phải là công việc bạn yêu thích, là lối sống bạn luôn ao ước? Tất cả chỉ có thể tìm ra được đáp án, khi bạn dành thời gian “lắng” lại giữa những bộn bề ngoài kia để có thể hiểu rõ hơn về bạn.
Một trong những giải pháp tốt nhất giúp sinh viên tránh khỏi tình trạng mông lung sau khi tốt nghiệp là thiết lập mục tiêu từ sớm. Một bản kế hoạch chi tiết giống như một kim chỉ nam đưa người trẻ đi đúng hướng, từ đó họ có thể xác định được mình muốn gì và khám phá ra được con đường của bản thân. Nếu bạn chưa biết mình sẽ làm gì trong tương lai, bạn có thể nhờ gia đình, thầy cô hay bạn bè tư vấn. Họ luôn có những góc nhìn khách quan về điểm mạnh và điểm yếu của bạn để giúp bạn xác định được hướng đi cụ thể trong tương lai. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng cơ hội tham gia các hoạt động hướng nghiệp như UEH Sharing – Career Fair để mở ra những “cánh cửa” mới cho bản thân mình. Song, trên hành trình thực hiện những dự định tương lai cũng có đôi lúc có những yếu tố bất ngờ khiến chúng ta đi lạc hướng, vì thế mà ta cần linh hoạt điều chỉnh lại bản kế hoạch khi cần thiết, để không bị rơi vào vòng lặp “mông lung” thêm một lần nào nữa.
Có thể bạn đã từng thất bại rất nhiều lần, đã từng sợ hãi, e ngại trước những cuộc thi, hoạt động, nhưng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu lại. Dù bốn năm Đại học của bạn có nhạt nhoà hay thăng hoa, thì tất cả những khoảnh khắc ở nơi ấy đều xứng đáng được gói ghém, nâng niu và trân trọng. Mỗi khi yếu lòng, bạn chỉ cần nhớ lại hình ảnh nhiệt huyết khi bạn còn là cô cậu tân sinh viên với bao ước mơ, hoài bão, để bạn vẫn có thể tự hào vì mình đã cố gắng, nỗ lực hơn.
Lắng nghe bản thân (Nguồn: YBOX).
Dù câu trả lời cho câu hỏi “tôi là ai?” sau khi tốt nghiệp Đại học của mỗi người là khác nhau, thì chung quy lại mỗi chúng ta đều sẽ hạnh phúc với lựa chọn của mình. Không ai thành công hơn người khác, cũng không ai thất bại hơn người kia. “Thành” hay “bại” đều do suy nghĩ và nội tâm của ta quyết định. Vì thế hãy can đảm tiến bước về phía trước, dù lựa chọn của bạn có là gì – đi làm, học tiếp hay nghỉ ngơi, tất cả đều là một lựa chọn đúng đắn nếu bạn tin tưởng vào khả năng của chính mình. DSA tin rằng bạn luôn là phiên bản duy nhất của chính mình, và một mai, ở một vị trí nào đó, bạn sẽ thật sự tỏa sáng theo cách riêng của bạn.
Tin, ảnh: Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học (DSA)
Đình. (2023, September 6). Lầm tưởng bằng thạc sĩ giúp lên lương, thăng chức. VnExpress. https://vnexpress.net/lam-tuong-bang-thac-si-giup-len-luong-thang-chuc-4650147.html
Mỹ Ly. (2024, March 2). Nhiều cử nhân xin làm công nhân. Báo Lao động. https://laodong.vn/cong-doan/nhieu-cu-nhan-xin-lam-cong-nhan-1310107.ldo
Trân Trân. (2023, February 22). Ra trường xong vẫn mơ hồ tương lai, liệu có phải “thất bại”? Vietcetera. Retrieved March 15, 2024, from https://vietcetera.com/amp/vn/ra-truong-xong-van-mo-ho-tuong-lai-lieu-co-phai-that-bai
Lavifood là công ty chuyên sơ chế, sản xuất, chế biến các loại trái cây rau củ và các nông sản chất lượng cao của Việt Nam đến thị trường toàn cầu. Các sản phẩm của Lavifood được các tổ chức đánh giá chất lượng toàn cầu cấp giấy chứng nhận ISO 22000-HACCP-BRC (Bureau Veritas), Halal, Kosher. Với phương châm “không bỏ ai lại phía sau”, Lavifood đã xây dựng và hoạt động trên cơ sở Chuỗi giá trị nông nghiệp, trong đó, nông dân, hợp tác xã và các thành phần khác tham gia Chuỗi giá trị đều được hưởng lợi ích xứng đáng với sự góp phần của mình.
Được thành lập từ năm 2014, bắt đầu là Nhà máy Lavifood (Lô D1A, đường Dọc 2, Khu Công nghiệp Phú An Thạnh, xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An), sản xuất, chế biến trên 80 sản phẩm đông lạnh (IQF) các loại rau củ quả và xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ, Canada, Singapore, Đài Loan, Algeria, Pháp.
Năm 2017, trên cơ sở phát triển thị trường, Lavifood tiếp tục xây dựng thêm một nhà máy sơ chế thanh long trái tươi để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và được thị trường đón nhận tích cực dựa trên hệ thống tiêu chuẩn nguyên liệu nghiêm ngặt từ vùng trồng đến nhà máy.
Tháng 1/2019, Lavifood đã chính thức đưa vào hoạt động nhà máy Tanifood tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Đây là nhà máy được xây dựng trên khu đất có diện tích gần 15ha và tổng số vốn đầu tư lên đến 1.780 tỷ đồng. Tanifood là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Quốc tế về xây dựng công trình tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sống của con người ( LEED SILVER) của Tổ chức Hội đồng Xây dựng Xanh Hoa Kỳ (US Green Building Council- USGBC). Đây cũng là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và vận hành. Nhà máy Tanifood có công suất 150.000 tấn nguyên liệu/năm với 6 dây chuyền sản xuất cùng lúc, xử lý trái tươi bằng công nghệ VHT (Vapour Heat Treatment), đông lạnh (IQF), chần trụng (Blanching), sấy (Drying), cô đặc (Concentrated) & xay nhuyễn (Puree), nước ép nguyên chất (Natural Juice) được thanh trùng bằng công nghệ áp suất cao HPP (High Pressure Processing).
Trên nền tảng triết lý Đầu tiên - Duy nhất - Khác biệt, chúng tôi cam kết dịch vụ Khách hàng là người chủ thực sự và Nhà cung cấp là bạn đồng hành, để đạt được mục tiêu cuối cùng, đó là “Cung cấp những sản phẩm tốt nhất, thân thiện môi trường và đạt Top 10 Châu Á, Top 15 Thế giới trong nghành chế biến rau củ quả trong 10 năm tới”
Cung cấp sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý nhất
Cân bằng lợi ích của người nông dân, nhà sản xuất và công ty