Cô thợ máy hiếm hoi trên tàu viễn dương - Ảnh: THY HUỆ
Cung cấp thiết bị công nghiệp, thiết bị thang máy
Ngành nghề lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp gồm lắp đặt máy công nghiệp, … dẫn điện, hệ thống chuông báo trộm hay lắp đặt hệ thống điều hòa, thang máy.
Cách đây 10 năm, Dương Anh Tuấn (sinh năm 1988) ở thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) quyết định khởi nghiệp bằng nghề sửa xe máy. Với số vốn ít ỏi khoảng 2 triệu đồng, anh mở một cửa hàng sửa chữa mô tô, xe gắn máy ngay tại nhà. Những ngày mới vào hoạt động, cửa hàng còn thiếu thốn về trang bị, kỹ thuật, nhưng bằng tình yêu nghề, tinh thần, thái độ phục vụ tốt, cửa hàng sửa chữa xe máy Anh Tuấn do Dương Anh Tuấn làm chủ ngày càng đông khách, được người dân địa phương tin tưởng mỗi khi đưa xe máy của mình đến sửa chữa, bảo dưỡng.
Với phương châm “giúp người là giúp chính mình”, thời gian qua, anh Tuấn liên tục mở các lớp đào tạo ngắn hạn, truyền đạt kinh nghiệm sửa chữa xe máy cho nhiều thanh niên trên địa bàn và các khu vực lân cận mà không thu bất kỳ đồng học phí nào (xem ảnh). Hiện tại, lớp học của Dương Anh Tuấn có 5 học viên, hằng ngày mặc dù công việc sửa chữa nhiều, nhưng anh vẫn dành thời gian truyền bí quyết sửa chữa, bảo dưỡng xe máy cho học viên. Các học viên được anh bố trí nơi ăn nghỉ, vừa học vừa làm, mỗi tháng anh còn trả cho họ 5 triệu đồng.
Dương Anh Tuấn cho biết: “Trước kia, khi mới bước vào nghề, tôi gặp không ít khó khăn, thiếu thốn. 5 năm trở lại đây, khi thu nhập của cửa hàng đã khá hơn, tôi nhận đào tạo nghề miễn phí cho các thanh niên có nguyện vọng làm thợ sửa chữa xe máy. Mục đích duy nhất của tôi là làm sao các em có tay nghề vững vàng, có khả năng tự mở cửa hàng nuôi sống bản thân và gia đình...”.
(xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội)
Lốp sau xe máy điện thường là nơi đặt môtơ, quy trình tháo lắp phức tạp hơn, khiến một số thợ sửa xe từ chối việc vá hay thay lốp.
Chiếc xe máy điện VinFast Evo200 của Hoàng Hải (TP HCM) gần đây bị cán đinh, xịt lốp bánh sau trên đường đi làm. Xung quanh khu vực của Hải không có đại lý chính hãng nào gần, anh dắt xe đến các cửa hàng sửa xe máy truyền thống để vá lốp. Vết thủng khá to, không thể vá lốp loại không xăm, nên cách duy nhất là thay lốp.
Tuy vậy, nhiều cửa hàng từ chối vì lý do xe máy điện có động cơ gắn trực tiếp trên bánh sau, quy trình tháo lốp phức tạp hơn thông thường. Một số nơi nhận thay lốp, nhưng không có máy tháo lốp chuyên dụng, dùng bộ móc lốp có thể khiến trầy xước môtơ, nên Hải đã không đồng ý.
Lốp cán đinh khiến phần lốp tách rời với vành. Ảnh: Hoàng Hải
Không tìm được chỗ sửa gần nhà, Hải nhớ tới cửa hàng lốp có máy chuyên dụng anh từng vá, cách 5 km và định dắt bộ. Nhưng sau 20 phút dắt bộ dưới trời nắng, Hải bỏ cuộc, thuê xe tải chở với chi phí 150.000 đồng. Với chi phí thay lốp 440.000 đồng, như vậy Hải tốn gần 600.000 đồng cho chiếc lốp bị xịt.
Xe máy điện càng ngày phổ biến ở thị trường Việt Nam, với hai cách đặt động cơ phổ biến, bao gồm đặt ở trục giữa, truyền động bằng xích, và đặt ở bánh sau, truyền động trực tiếp. Loại đặt môtơ tại bánh sau phổ biến hơn vì cách bố trí này đơn giản, thường thấy trên các mẫu xe tầm thấp và trung, giá thành rẻ. Loại môtơ đặt giữa và truyền động bằng xích dành cho xe hiệu năng cao, ít phổ biến hơn.
Tuy nhiên, một nhược điểm của loại động cơ đặt bánh sau là việc tháo bánh để sửa chữa trong trường hợp lốp bị hư hỏng sẽ phức tạp hơn, cần nhiều bước hơn xe máy thông thường như ngắt hệ thống pin, tháo cốp đựng đồ, tháo dây điện kết nối, dây điện cụm sạc... để có thể tháo hoàn toàn bánh ra khỏi xe. Chính vì thế, việc tháo bánh xe để sửa chữa lốp có thể gây khó khăn nếu thợ không có kinh nghiệm.
Phan Tịnh, thợ tại một cửa hàng thay thế lốp xe chuyên dụng tại Quận 1 (TP HCM) cho biết cửa hàng trong vài năm qua đã tiếp nhận nhiều trường hợp thay thế lốp sau cho xe máy điện. Thời gian tốn thêm khoảng 5-10 phút cho mỗi công đoạn tháo hoặc lắp bánh xe.
Thợ sửa xe 'sợ' vá lốp xe máy điện
Quy trình thay thế lốp sau trên xe máy điện. Video: Hồ Tân
Tịnh cho biết nếu những cơ sở sửa chữa thông thường không có máy chuyên dụng để tháo lốp, hoặc thợ không hiểu cách kết nối từ động cơ lên pin thường đặt dưới cốp, sẽ không nhận sửa, vì tốn thời gian, phức tạp mà tiềm ẩn rủi ro hỏng xe của khách.
Anh nhấn mạnh vấn đề quan trọng là phải nhớ ngắt pin, ngắt kết nối các dây dẫn điện, nếu không cẩn thận có thể làm đứt các bộ phận này và gây hư hỏng xe. Ngoài ra phải tháo và gắn lốp bằng máy chuyên dụng để không làm tổn hại cụm động cơ điện.
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu người dùng xe máy điện ngày càng tăng, nhiều cơ sở bắt đầu cho nhân viên đi học các lớp bổ túc về sửa chữa loại xe này, đồng thời tăng cường các thiết bị chuyên dụng để có thể bắt bệnh xe và sửa đúng cách.
Với chủ xe điện, nên lưu ý các phương án dự phòng nếu xảy ra tình trạng hư hỏng lốp xe, như chuẩn bị sẵn thông tin, địa chỉ của những trung tâm sửa chữa chính hãng, hoặc cửa hàng thay lốp uy tín, có tay nghề và máy gắn/tháo lốp chuyên dụng.
Nếu lốp sau bị xẹp hoàn toàn, không nên ngồi lái xe vì có thể khiến hư hại nặng phần môtơ, cách tốt nhất là gọi dịch vụ chuyên chở đến nơi sửa chữa, hoặc sử dụng dịch vụ sửa chữa ngay tại nhà nếu cần thiết.