Theo luật của Nhật Bản, nếu bạn đang sinh sống và có thu nhập tại đất nước này thì đều phải có nghĩa vụ đóng thuế. Đây được coi là khoản chi phí không hề nhỏ đối với người lao động. Tuy nhiên, nếu bạn có thể chứng minh được bạn có người phụ thuộc về kinh tế như cha, mẹ, vợ, con… thì bạn sẽ được miễn giảm một khoản thuế lên tới 10 man đấy.

Tìm hiểu về thuế thị dân ở Nhật

Thuế thị dân hay còn gọi là thuế cư trú là khoản tiền mà các thực tập sinh tại địa phương đó phải nộp cho cơ quan thuế của địa phương. Nhằm góp phần duy trì các dịch vụ phúc lợi – xã hội tại nơi mình sinh sống bao gồm giáo dục, thu gom rác thải, phòng cháy chữa cháy… Đây là khoản thuế mà tất cả các cá nhân có thu nhập trong một năm trên 1 triệu yên/năm đều phải nộp.

Do đó, những thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản trong năm đầu tiên sẽ không phải đóng khoản thuế này. Từ năm thứ 2 trở đi, nếu thu nhập vượt 1 triệu yên/năm thì sẽ phải nộp thuế.

Đối tượng phụ thuộc khi làm giảm thuế gồm những ai?

Trả lời: Những đối tượng mà bạn có thể đăng ký là người phụ thuộc như bố mẹ ruột, bố mẹ chống (vợ), anh/chị/em ruột hoặc em dâu có mối quan hệ 3 đời.

Số tiền hoàn thuế thu nhập cá nhân ở Nhật được bao nhiêu?

Trả lời: Thực tế, số tiền hoàn thuế sẽ phụ thuộc vào số người mà bạn đăng ký phụ thuộc. Thông thường, số tiền hoàn thuế khoảng 10 man.

Không chuyển tiền về có được hoàn thuế ở Nhật không?

Trả lời: Không. Lý do vì số tiền thuế được giảm sẽ dựa trên vào số tiền mà bạn chuyển khoản cho người phụ thuộc. Nếu không có giấy chuyển tiền thì sở thuế không xác định được số tiền chuyển là bao nhiêu để làm giảm thuế cho bạn. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có bạn không chuyển tiền về nhưng vẫn nhận được tiền hoàn thuế thông qua dịch vụ.

Cách xin giảm thuế ở Nhật – Bạn nên biết

Thực tập sinh khi làm việc tại Nhật Bản chắc chắn sẽ phải nộp thuế. Do đó, để có thể giảm khoản thuế này thì người lao động cần chứng minh bạn đủ điều kiện để được giảm thuế. Một trong những cách mà thực tập sinh sử dụng đó là chứng minh có người phụ thuộc cần nuôi dưỡng tại Việt Nam như gửi tiền cho bố mẹ, gửi tiền về nuôi em ăn học, gửi tiền về chu cấp cho anh trai, chị gái…

Một số điểm chú ý khi bạn làm giấy chứng nhận người phụ thuộc: – Phải có hóa đơn ghi rõ tên người nhận đúng theo bản đăng ký người phụng dưỡng – Con nhỏ là đối tượng phụng dưỡng nhưng lại không phải là đối tượng hoàn thuế do không mở được tài khoản ngân hàng. Con trên 16 tuổi thì bắt đầu được tính giảm – Không quy định rõ số tiền phải gửi về là bao nhiêu nhưng bạn nên gửi 10 man/người mỗi năm. – Có chứng nhận mối quan hệ với người phụng dưỡng – Không quy định số người phụng dưỡng – Hình thức chuyển tiền là phải chuyển khoản qua ngân hàng hoặc qua thẻ SBT, thẻ DCOM

Thông thường, thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản trong 1 năm sẽ phải đóng khoảng 12-15 man tiền thuế. Vì vậy, để xin giảm thuế tại Nhật bạn cần làm thủ tục đăng ký người phụ thuộc. Hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

Nếu bạn TỰ LÀM thủ tục giảm thuế thì cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và giấy tờ cần thiết rồi đến trực tiếp 税務署 (cơ quan thuế) gần nhất để được hướng dẫn làm thủ tục. Lưu ý khi đi làm thủ tục giảm thuế, bạn cần cung cấp thẻ hoặc sổ ngân hàng để sở thuế thực hiện chuyển khoản tiền hoàn thuế vào tài khoản của bạn.

Còn đối với những thực tập sinh được công ty/xí nghiệp tiếp nhận ở Nhật Bản HỖ TRỢ làm giảm thuế thì bạn chỉ cần điền tờ khai thông tin mà công ty phát và cung cấp giấy tờ cần thiết để công ty/xí nghiệp tiếp nhận làm thủ tục giảm thuế.

Cập nhật ngay: Mức lương vùng Nhật Bản năm 2024 – Thực tập sinh cần biết

THỦ TỤC XIN GIẢM THUẾ KHI LÀM VIỆC Ở NHẬT BẢN

Đăng ngày: 24-02-2023 bởi: Trang Nguyễn

Khi đi làm ở Nhật người lao động đóng  2 loại thuế :  所得税 (thuế thu nhập) và 住民税 (thuế thị dân). Mỗi cuối năm, người lao động sẽ phải tự kê khai thuế của mình hoặc bộ phận nhân sự ở công ty sẽ lo chuyện này (Công ty sẽ tự động trừ một khoản tiền vào tiền lương hàng tháng của bạn. Trong số tiền được trích ra để đóng thuế hàng tháng này, bao gồm: thuế cho bản thân bạn + người phụ thuộc. Nếu bạn không khai báo người phụ thuộc thì công ty sẽ để mặc định là 0 người. Số người phụ thuộc càng nhiều thì tiền thuế càng giảm).

Người phụ thuộc là như thế nào?

Trước đây, bạn đi làm chưa có ai phụ thuộc nhưng năm nay bố mẹ về hưu thì tình trạng người phụ thuộc thực tế đã tăng thêm 2 người. Các cơ quan thuế sẽ xem xét sự thay đổi và chốt số tiền thực tế phải nộp.

Trước đây bạn chưa có con, nhưng năm nay bạn có con nhỏ, giảm thuế này còn giúp tiền học của con ở nhà trẻ công giảm (bởi tiền học tính theo tiền thuế mà bố mẹ đóng), nên số tiền bạn tiết kiệm được thực tế sẽ còn lớn hơn nữa.

Đăng ký người phụ thuộc như thế nào?

Để được giảm thuế do có người phụ thuộc kinh tế vào mình, bạn cần điền vào tờ khai (tờ khai xin giảm trừ thuế do có người phụ thuộc kinh tế vào mình) hay còn được gọi là giấy chứng nhận nuôi dưỡng mà công ty phát cho bạn.

Bạn điền các thông tin vào các mục sau :

Phần A: Nếu bạn đang sống cùng vợ ở Nhật và vợ bạn có thu nhập dưới 103 man/năm.

Phần B: Nếu thu nhập của bố mẹ bạn tại VN thấp hơn 103 man/năm và bạn phải gửi tiền về VN mỗi tháng cho bố mẹ bạn.

Phần C: Nếu bạn có người phụ thuộc là người khiếm khuyết, đã ly hôn hoặc sinh viên đang đi làm thêm thì khoanh tròn vào vị trí phù hợp trong mục này.

Phần D: Nếu bạn có chung người phụ thuộc với một người khác. Ví dụ : Bạn và vợ cùng đi làm và có con dưới 20 tuổi thì chỉ được duy nhất 1 người hoàn thuế.

Phần E: Nếu bạn có người phụ thuộc dưới 16 tuổi. Điền tên người đó vào.

Lưu ý: Để chứng minh rằng bố mẹ bạn đang sống phụ thuộc vào bạn thì bạn phải có:

Giấy khai sinh (bản sao) hoặc hộ khẩu thường trú: nên công chứng và có bản dịch tiếng Nhật để chứng minh bạn có mối quan hệ với bố mẹ bạn.

Bằng chứng chuyển tiền về VN cho bố mẹ: giấy tờ này do ngân hàng hoặc các công ty tài chính nơi bạn chuyển tiền cung cấp cho bạn.

Lưu ý: Mặc dù không có quy định nhưng số tiền tối thiểu chuyển về không nên ít hơn 20 man/năm. Gửi 1 lần hay nhiều lần trong 1 năm đều được và nên chuyển trước khi làm thủ tục.

Để được hướng dẫn thủ tục giảm thuế cụ thể, các bạn cầm có đầy đủ:

Giấy gửi tiền (đăng ký phụ thuộc ai thì phải có giấy chuyển tiền tên người đó) 1/02/2023

Thủ tục xin giảm thuế thu nhập cá nhân tại Nhật

Sau đó, có thể lên sở thuế làm thủ tục theo nhân viên sở thuế hướng dẫn cụ thể.

Không chuyển tiền gộp về 1 người: Bạn phải chuyển tiền vào 2 tài khoản riêng biệt, một cho bố và một cho mẹ. Đồng thời tên chủ tài khoản phải giống với tên người phụ thuộc bạn đã khai.

Không chuyển tiền mà không có hóa đơn: nếu bạn về nước và đưa tiền tận tay thì sẽ không được chấp nhận, luật mới yêu cầu bạn phải có hóa đơn chứng minh việc chuyển tiền về cho người phụ thuộc ở Việt Nam.

Đối tượng đăng ký: Ngoài bố mẹ ruột hoặc bố mẹ chồng, vợ. Bạn có thể đăng ký cho anh,chị em ruột/dâu (có quan hệ trong 3 đời). Ví dụ như bạn gửi tiền phụ giúp em trai đi học ở nhà,… hay bố mẹ vợ, bố mẹ chồng.

Sau khi hoàn thành tờ khai trên + giấy tờ liên quan, bạn nộp lại cho công ty để họ hoàn thành thủ tục. Tiếp theo bạn chờ nhận lại số tiền chênh lệch trong năm đó. Thủ tục này chỉ cần làm 1 lần, các năm tiếp theo sẽ không phải khai báo lại (nếu không có thay đổi). Trường hợp công ty không nhận làm thủ tục này, thì bạn cũng có thể khai trực tiếp thủ tục khai giảm trừ thuế tại cơ quan thuế.

Xem thêm: Nhu cầu ngành điều dưỡng ở Nhật là rất lớn

Xem thêm: Tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản - Đơn hàng xuất khẩu lao động

Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng  với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản

Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:

Bạn muốn biết thủ tục làm giảm thuế ở Nhật khi đi xuất khẩu lao động thì đừng bỏ bài viết này. Bởi bạn chỉ cần dành ra 1 phút đọc nội dung mà JVNET chia sẻ dưới đây, bạn sẽ biết được tất tật tần các thông tin liên quan đến vấn đề giảm thuế, hoàn thuế ở Nhật như các loại thuế, thủ tục giảm thuế thị dân ở Nhật, thủ tục giảm thuế thu nhập cá nhân ở Nhật, thời gian làm giảm thuế, cách viết giấy giảm thuế ở Nhật, … cùng những câu hỏi thường gặp về giảm thuế.