Quota hạn ngạch xuất khẩu (Export Quotas) là một biện pháp do chính phủ áp dụng nhằm giới hạn về khối lượng, số lượng, giá trị  hàng hóa được phép xuất khẩu ra khỏi thị trường lãnh thổ Việt Nam. Hạn ngạch xuất khẩu thường ít sử dụng hơn hạn ngạch nhập khẩu.

Các loại hình quota phổ biến

Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, có hai dạng chính của hạn ngạch được sử dụng phổ biến, đó là hạn ngạch xuất khẩu và hạn ngạch nhập khẩu.

Quota (hạn ngạch) nhập khẩu

Ngược lại với quota hạn ngạch trong xuất khẩu, thì quota hạn ngạch nhập khẩu (Import quota) được dùng để giới hạn số lượng, khối lượng, và giá trị của hàng hoá được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Quota nhập khẩu cũng có 02 hình thức:

Hạn ngạch tuyệt đối “Absolute Quota”: hạn ngạch quy định cụ thể số lượng, khối lượng, và giá trị hàng hoá nhập khẩu theo hạn ngạch đã đăng ký trong một khoảng thời gian, và sau khi hoàn thành hạn ngạch này thì doanh nghiệp không thể nhập khẩu thêm hàng hoá sau thời điểm đó.

Hạn ngạch thuế suất “Tariff-rate Quota”: là cho phép nhập khẩu một lượng hàng hóa cụ thể với mức thuế suất giảm trong khoảng thời gian đang áp dụng hạn ngạch. Nếu lượng hàng nhập khẩu vượt quá giới hạn đã được quy định,thì số lượng hàng hóa vượt quá hạn ngạch đó sẽ chịu đánh mức thuế cao hơn.

Ưu điểm của quota hạn ngạch nhập khẩu là giúp bảo vệ và phát triển các ngành công nghiệp nội địa, kiểm soát và ổn định thị trường, và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Quota nhập khẩu thì mang về nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn là mang lợi nhuận về cho chính phủ.

Quota là gì? Mục đích của quota

Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đặc biệt là trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, việc thiết lập và quản lý Quota hạn ngạch có vai trò cực kỳ quan trọng.

Quota hạn ngạch là một biện pháp được chính phủ áp dụng nhằm để giới hạn về số lượng, khối lượng hoặc giá trị của các sản phẩm hàng hoá quan trọng đối với quốc gia. Mục đích của việc áp dụng quota này là để bảo vệ, hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước và duy trì sự ổn định của nền kinh tế.

Các sản phẩm như gạo, sản phẩm dệt may, đường,... là các sản phẩm bị áp dụng quota-hạn ngạch.

Việc áp dụng biện pháp quota là để nhà nước dễ dàng kiểm soát trữ lượng hàng hoá và duy trì được sự cân bằng giữa lượng hàng hóa được nhập khẩu trong nước và lượng hàng hoá được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Mục đích chính của biện pháp quota là gì?

Kiểm soát thị trường: Kiểm soát và duy trì được sự cân bằng giữa lượng hàng hóa được nhập khẩu trong nước và lượng hàng hoá được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Nhằm điều tiết, ổn định thị trường.

Bảo vệ doanh nghiệp sản xuất nội địa: Việc hạn chế hàng hoá nhập khẩu sẽ thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa, tạo ra sự ổn định và kiểm soát được giá cả thị trường, đồng thời giúp bảo vệ  lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước.

Đảm bảo cân bằng giữa  sản xuất và tiêu dùng: Bằng cách hạn chế lượng hàng hoá nhập khẩu, sẽ duy trì được sự ổn định về giá cả trên thị trường và tối ưu được mức độ cân bằng của cung và cầu.

Thủ tục xin quota theo hạn ngạch thuế quan xuất và nhập khẩu

Hồ sơ và quy trình cấp giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều 7 và khoản 4 điều 8 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký quota hạn ngạch xuất khẩu thì cần  chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để gửi đến Bộ Công Thương (Cục xuất nhập khẩu). Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, cơ quan ngang Bộ, và các đơn vị liên quan khác có để đưa ra quyết định việc áp dụng quota-hạn ngạch hàng hóa đó cho doanh nghiệp.

Đơn đề nghị cấp phép hạn ngạch xuất khẩu (bản chính).

Giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư (bản sao đóng mộc sao y bản chính).

Các giấy tờ pháp nhân của cá nhân đại diện pháp lý doanh nghiệp (bản sao).

Nộp hồ sơ xin cấp phép: có 3 hình thức để doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ là:

Doanh nghiệp trực tiếp đi đến trực cơ quan có thẩm quyền cấp phép ( Bộ Công Thương) hoặc cơ quan ngang bộ để nộp hồ sơ xin cấp phép.

Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ xin cấp phép thông qua đường bưu điện.

Cuối cùng, doanh nghiệp có thể thực hiện nộp hồ sơ xin cấp phép bằng hình thức nộp trực tuyến . Trường hợp này chỉ thực hiện được khi bộ và cơ quan ngang bộ có áp dụng hình thức nộp trực tuyến.

Kiểm tra hồ sơ xin cấp phép: Cơ quan chức năng sẽ thực hiện việc kiểm tra và rà soát lại hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp. Quá trình này sẽ bao gồm việc kiểm tra thông tin danh mục hàng hoá, số lượng, giá trị xuất khẩu, và các giấy tờ liên quan khác.

Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, thông tin hồ sơ bị sai hoặc không đúng theo quy định, hoặc hồ sơ cần được bổ sung thêm ,thì cơ quan chức năng sẽ liên hệ lại doanh nghiệp để hoàn tất bổ sung lại hồ sơ xin cấp phép.

Xem xét và cấp giấy phép xuất khẩu: Nếu hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp đầy đủ và hợp lệ đúng theo quy định của pháp luật, thì trong thời gian khoảng 10 ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương (Cục xuất nhập khẩu) sẽ đưa ra quyết định cấp phép hạn ngạch xuất khẩu cho doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp giấy phép, Bộ Công Thương sẽ phản hồi lại thông tin cho doanh nghiệp thông qua văn bản và Bộ đồng thời cũng nêu rõ lý do vì sao doanh nghiệp không được cấp giấy phép.

Các doanh nghiệp cũng chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hàng hóa cần cấp phép nhập khẩu vào thị Việt Nam. Quy trình các bước thực hiện tương tự đối với quota xuất khẩu.

Hy vọng các thông tin đã đề cập trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được các thông tin quan trọng liên quan đến”

” mà bạn đang tìm hiểu. Cũng như giúp bạn nắm rõ hơn quy trình thực hiện các thủ tục xin quota hạn ngạch xuất khẩu và quota hạn ngạch nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Việt Nam là  một trong các nước có  khả năng xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Xuất khẩu gạo là một lĩnh vực nổi bật của nước ta. Song để xuất khẩu được gạo phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau và phải đáp ứng được những điều kiện theo quy định của pháp luật. Trong đó thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo là một trong những khâu quan trọng trong các công việc mà một đơn vị muốn xuất khẩu gạo. Vậy thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo cụ thể cần những gì và điều kiện ra sao, xin cấp giấy phép ở đâu. Bằng bài viết này, P&P xin chia sẻ những nội dung căn về thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo:

Ai được quyền kinh doanh xuất khẩu gạo  ?

Theo quy định tại Điều 3- Nghị định 107/ NĐ- CP có quy định:

1. Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận), có quyền được kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định

2. Thương nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận và thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định; các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và cam kết của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo cần điều kiện gì ?

Cụ thể tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như sau

1. Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

b) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

2. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm. Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.

Trường hợp không cần xin giấy phép xuất khẩu gạo ?

Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định Nghị định 107/2018/NĐ-CP.

Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định Nghị định 107/2018/NĐ-CP.

Thẩm quyền và quy trình thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo ?

1. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân theo quy định tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;

c) Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.

4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.

6. Việc cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân để thay thế Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực được thực hiện như sau:

a) Tối thiểu 30 ngày trước ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận, thương nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Bộ Công Thương;

b) Số lượng bộ hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ, thời hạn xem xét, cấp Giấy chứng nhận mới thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.

Các trường hợp cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy phép xuất khẩu gạo ?

1. Bộ Công Thương xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận trong các trường hợp Giấy chứng nhận bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy.

Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận gồm:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. Trường hợp không còn bản chính do bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, thương nhân phải có báo cáo giải trình và nêu rõ lý do.

2. Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận trong các trường hợp có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận.

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận gồm:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

b) Các tài liệu liên quan đến sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.

4. Thời hạn xem xét, cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không đồng ý cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận được cấp lại hoặc được điều chỉnh nội dung theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.

Thu hồi Giấy phép xuất khẩu gạo trong các trường hợp nào ?

1. Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:

a) Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đề nghị thu hồi;

b) Thương nhân bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;

c) Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

d) Thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 18 tháng liên tục, trừ trường hợp thương nhân đã thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật;

đ) Thương nhân không duy trì đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định này trong quá trình kinh doanh;

e) Thương nhân kê khai không đúng thực tế kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc có gian lận khác để được cấp Giấy chứng nhận;

g) Thương nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

2. Trong trường hợp thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Công Thương chỉ xem xét, cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân sau khi đã hết thời hạn tối thiểu sau đây:

a) Trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận do vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ hoặc vi phạm lần đầu quy định tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều này, thời hạn này là 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi;

b) Trường hợp thương nhân đã bị thu hồi Giấy chứng nhận do vi phạm quy định tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều này mà tái phạm, thời hạn này là 24 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi gần nhất.

3. Việc cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân sau khi bị thu hồi thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này và chỉ được thực hiện khi đã hết thời hạn tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều này.

Các vướng mắc các đơn vị thường gặp phải khi thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo ?

Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo, Công ty chưa có nhà xưởng thì có thể đi thuê để xin giấy phép xuất khẩu gạo được không? thời gian tôi phải thuê là bao nhiêu năm?

Trả lời: Trường hợp công ty bạn nếu không có nhà xưởng kho chứa và kho xay sát có thể đi thuê . Tuy nhiên để đáp ứng điều kiện xin giấy phép xuất khẩu gạo  phải có hợp đồng thuê kho và kho đó phải thuộc sở hữu của bên cho thuê và

- Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

- Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Thời gian thuê thì các bên phải đảm bảo tối thiểu là 5 năm.

Câu hỏi: Công ty tôi trụ sở chính ở TP Hồ Chí Minh - tôi có thuê kho ở hậu giang thì xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo ở đâu?

Trả lời: Công ty tôi trụ sở chính ở TP Hồ Chí Minh - tôi có thuê kho ở hậu giang thì xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo Bộ Công Thương ( cơ quan có thẩm quyền quyết định ), nhưng phải đồng kính gửi hồ sơ cho sở công thương nơi công ty đặt trụ sở và sở công thương có kho chứa - kho xay xát.

Câu  hỏi: Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo, cơ quan nhà nước có xuống kiểm tra cơ sở không ?

Trả lời: Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo  cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xuống kiểm tra cơ sở nhưng thường sẽ là thực hiện hậu kiểm sau khi cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo, có mất lệ phí nhà nước không ?

Trả lời: Thương nhân đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận không phải nộp lệ phí

Dịch vụ thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo ?

- Tư vấn các thủ tục liên quan đến thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo;

- Tiếp nhận thông tin để thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo;

- Nhận tài liệu từ quý khách để thực hiệnthủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo;

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh để thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo;

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo;

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách hàng sau khi thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo.

Hotline: 0989.869.523 / 0984.356.608

Email: [email protected]