“Thủy tổ” của pháo sáng sơ khai chính là những loại pháo bông, pháo hoa truyền thống được người dân Trung Quốc dùng trong các dịp lễ hội từ thế kỷ 13.
Một số ứng dụng MQTT đã được triển khai hiện nay
Câu 6: B. Kỹ sư xây dựng. (Kỹ sư xây dựng liên quan đến thiết kế, xây dựng và bảo trì các công trình xây dựng, thuộc lĩnh vực kỹ thuật.)
Câu 7: D. Thời trang. (Thời trang thuộc lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế, không phải kỹ thuật.)
Câu 8: D. phục vụ sản xuất và cuộc sống con người. (Mục đích chính của kỹ thuật và công nghệ là tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp để cải thiện cuộc sống con người và hỗ trợ sản xuất.)
Câu 9: Đề thiếu đáp án C và D, tuy nhiên dựa trên các đáp án hiện có và ngữ nghĩa của câu hỏi, đáp án B là hợp lý nhất. Năng lực của người làm trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ không phải là: A. Sức khỏe, thị giác, thính giác yếu. Ngược lại, nhiều ngành nghề kỹ thuật đòi hỏi sức khỏe tốt, thị giác và thính giác tốt.
Phạm trù MTƯD (applied art) ở Việt Nam còn được gọi là mĩ thuật công nghiệp. Có thể hiểu chung nhất là MTƯD dùng để chỉ việc áp dụng các thiết kế thẩm mĩ đối với các vật dụng được sử dụng thường nhật.
Về cơ bản MTƯD chứa các lĩnh vực thiết kế đồ họa, thiết kế tạo dáng công nghiệp, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất và thiết kế trang trí. Trong mỗi lĩnh vực thuộc về MTƯD chứa đựng nhiều vấn đề, công việc để thiết kế thành những sản phẩm mang giá trị trí tuệ của một cá nhân hoặc nhóm sáng tạo. Trước tiên, sản phẩm MTƯD phục vụ nhu cầu sử dụng của con người, đề cao giá trị công năng lên hàng đầu. Những giá trị khác như tiện ích, thể hiện sự thuận lợi trong thao tác sử dụng thường được kèm với yếu tố sáng tạo và thẩm mĩ.
Đặc điểm quan trọng nhất của sản phẩm thiết kế MTƯD là được sản xuất hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp (sản xuất bằng máy) hay thủ công nghiệp (sản xuất bằng tay). Sản phẩm được cấu tạo hoặc hình thức có khả năng áp dụng sản xuất công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Như vậy có thể thấy, một tác phẩm MTƯD được coi là thành công khi nó được xã hội công nhận. Việc tồn tại lâu bền trong thị trường, được tái sản xuất, duy trì nhịp độ kinh doanh trong thời gian dài hoặc tinh thần thiết kế của sản phẩm được mô phỏng học tập theo ở những sản phẩm khác, trạng thái khác hay trong sự yêu thích, bảo lưu sản phẩm của người sử dụng là sự khẳng định của sản phẩm được thiết kế thành công.
MTƯD là một trong những ngành nghề quan trọng, góp phần vào sự phát triển của nhiều quốc gia và rất cần thiết để góp phần trang bị từ cơ bản đến toàn diện cho con người. Về cơ bản, vai trò của MTƯD là thiết kế kiểu dáng sản phẩm-thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế hàng hóa-tạo dựng nền văn hóa thẩm mĩ và nhận thức xã hội-tạo dựng bản sắc thương hiệu dân tộc. Các ngành thiết kế có những khoảng không gian riêng để sử dụng ngôn ngữ đặc trưng của mình, tạo nên hồn cốt của sản phẩm. Như thiết kế nội thất đáp ứng yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong hoạt động giao tiếp, ứng xử hay hoạt động của con người bên trong nhà (không gian sinh hoạt). Thiết kế đồ họa đáp ứng các yếu tố quảng bá, thông tin và truyền thông. Thiết kế thời trang đáp ứng nhu cầu trang phục của con người phù hợp với giao tiếp, ứng xử, sinh hoạt trong xã hội... Chức năng và mục đích của MTƯD là nhằm thỏa mãn nhu cầu và tâm, sinh lý của người sử dụng, tức hàm chứa về mặt thẩm mĩ và chứa đựng giá trị sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng và phù hợp về mặt giá cả kinh tế.
Ngày nay, MTƯD phát triển nhanh và mạnh mẽ chưa từng thấy, làm thay đổi nhanh chóng sản phẩm vật chất hàng hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người trong đời sống hiện đại. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật hiện đại cũng góp phần thúc đẩy, tương hỗ cho sự sáng tạo sản phẩm MTƯD, để phục vụ nhân sinh, về phương diện tiện ích sử dụng lẫn đóng góp cho xã hội với tư cách là một ngành công nghiệp văn hóa.
Chúng ta đều biết rằng sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia đòi hỏi sự tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với việc xây dựng môi trường văn hóa, tiến bộ xã hội. Sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, nghệ thuật sẽ khơi dậy tiềm năng sáng tạo của mỗi quốc gia. Thông qua hoạt động thiết kế sáng tạo, nhà thiết kế đã chủ động và tích cực đưa cái đẹp vào hầu khắp mọi lĩnh vực cuộc sống. Hội nhập quốc tế và sự phát triển của công nghệ đã đưa đến cho con người các sản phẩm tiêu dùng có hàm lượng công nghệ và thẩm mĩ cao như: Kiểu dáng sản phẩm, màu sắc thông tin trên bao bì sản phẩm; truyền thông quảng cáo, xúc tiến thương mại, môi trường thẩm mĩ trong sản xuất và đời sống... Tất cả những sản phẩm ấy đã tác động đến tình cảm, nhận thức, tư duy của con người và góp phần vào việc điều chỉnh hành vi, lối sống mới mang tính khoa học và thẩm mĩ cho con người và xã hội. Tất cả những điều đó là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong quá trình phát triển hiện nay.
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực
MTƯD ở Việt Nam vẫn còn một số vấn đề mang tính hạn chế, khiến cho sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Về đào tạo, mặc dù khối các ngành MTƯD đã có nhiều chuyển biến giúp cho chất lượng đầu ra tốt hơn nhiều so với trước. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa thực sự đạt được tốc độ thay đổi của xã hội. Có thể thấy hạn chế trong đào tạo MTƯD hiện nay là sự thiếu hụt kiến thức khoa học, kỹ thuật và kinh doanh. Những kiến thức nền tảng về khoa học ứng dụng là không thể thiếu. Để trở thành nhà thiết kế thực thụ, có khả năng cạnh tranh quốc tế, sinh viên ngành MTƯD cần được trang bị các kiến thức về toán học ứng dụng, công nghệ chế tạo, công nghệ vật liệu, nguyên lý-chi tiết máy, gia công cơ khí, thành thạo các phần mềm thiết kế... Mọi sự sáng tạo nghệ thuật hiện đại phải dựa trên nền tảng kỹ thuật của các ngành khoa học, đôi khi cần sự hiểu biết tổng hợp như chế tạo máy, điện kỹ thuật, điện tử... ít nhất đạt mức độ sơ đẳng để biết đọc và hiểu được bản vẽ kỹ thuật của kỹ sư.
Ngoài việc phải được trang bị các kiến thức đó thì rất cần có sự hợp tác của các nhà kỹ thuật. Tuy nhiên, trong đào tạo MTƯD hiện nay, ít khi nhận được sự quan tâm đúng mức cần thiết đến vấn đề này. Ở trong nước, việc định hướng giảng dạy về marketing và mối quan hệ với thiết kế cũng chưa thực sự được chú trọng. Kết quả của việc thiết kế là sản phẩm thiết kế thì phải bán được và các nhà thiết kế tương lai phải được trang bị kiến thức về marketing. Tuy nhiên, các môn học liên quan đến marketing design cũng chưa được lưu tâm nhiều.
Việc quảng bá thường gắn với mục đích phát triển lợi ích nên hoạt động quảng bá ngày càng được quan tâm; khối doanh nghiệp nhận thấy hiệu quả của việc phát triển thiết kế quảng bá thực sự giúp ích cho sự tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, vấn đề quảng bá được doanh nghiệp có tiềm lực lớn đầu tư theo chiều sâu với chiến lược quảng bá rõ ràng. Trong khi, giá trị quảng bá mang lại lợi ích trực tiếp, nhưng nhìn chung ở Việt Nam, MTƯD hiện nay mới chỉ có sự bắt đầu quan tâm mà chưa thực sự đầu tư sâu cho vấn đề quảng bá. Sự hợp tác với các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp, các trường đào tạo MTƯD hiện nay rất được chú trọng, tuy nhiên, sự hợp tác chưa đều ở các lĩnh vực với các doanh nghiệp mang tính đa ngành, mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Do xu thế của thời đại, sự hợp tác với các doanh nghiệp hiện tại bị hướng theo một số ngành đang thu hút sự quan tâm của xã hội như thiết kế nội thất, thiết kế game... mà chưa thực sự phong phú, đầy đủ. Sự hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng còn hạn chế.
Để có thể giải quyết một số vấn đề còn tồn tại, chương trình đào tạo MTƯD cần xây dựng mới và phát triển nhiều chương trình đào tạo thiết thực, linh hoạt và hiện đại. Cơ cấu chương trình cũng nên được thay đổi theo nhu cầu của công việc, bảo đảm kết hợp các kiến thức cơ bản và cơ sở, giữa khoa học tự nhiên, xã hội, kỹ thuật và nghệ thuật; gắn kiến thức chuyên ngành với các kiến thức lịch sử, văn hóa, kinh tế, pháp luật, quản lý, môi trường. Chương trình đào tạo thể hiện cụ thể và sinh động nguyên lý kết hợp lý thuyết và thực hành, cần có xưởng thực hành (có thể kết hợp MTƯD với các làng nghề, công ty, xưởng sản xuất...). Chương trình đào tạo kết hợp với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và kết hợp nhà trường với xã hội, thực tế sản xuất.
PGS, TS QUÁCH THỊ NGỌC AN - TS PHẠM PHƯƠNG LINH, (Khoa Thiết kế đồ họa, Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương)
MQTT = Message Queue Telemetry Transport
Đây là một giao thức truyền thông điệp (message) theo mô hình publish/subscribe (publish – theo dõi), sử dụng băng thông thấp, độ tin cậy cao và có khả năng hoạt động trong điều kiện đường truyền không ổn định.
MQTT là một giao thức nhắn tin gọn nhẹ được thiết kế để liên lạc nhẹ giữa các thiết bị và hệ thống máy tính. MQTT được thiết kế ban đầu cho các mạng SCADA, các kịch bản sản xuất và băng thông thấp, MQTT đã trở nên phổ biến gần đây do sự phát triển của Internet-of-Things (IoT).
Kiến trúc mức cao (high-level) của MQTT gồm 2 phần chính là Broker và Clients.
Trong đó, broker được coi như trung tâm, nó là điểm giao của tất cả các kết nối đến từ client. Nhiệm vụ chính của broker là nhận mesage từ publisher, xếp các message theo hàng đợi rồi chuyển chúng tới một địa chỉ cụ thể. Nhiệm vụ phụ của broker là nó có thể đảm nhận thêm một vài tính năng liên quan tới quá trình truyền thông như: bảo mật message, lưu trữ message, logs,…
Client thì được chia thành 2 nhóm là publisher và subscriber . Client là các software components hoạt động tại edge device nên chúng được thiết kế để có thể hoạt động một cách linh hoạt (lightweight). Client chỉ làm ít nhất một trong 2 việc là publish các message lên một topic cụ thể hoặc subscribe một topic nào đó để nhận message từ topic này.
MQTT Clients tương thích với hầu hết các nền tảng hệ điều hành hiện có: MAC OS, Windows, LInux, Androids, iOS…
Các bạn có thể tưởng tượng broker giống như một sạp báo. Publisher là các tòa soạn báo. Tòa soạn in báo và chuyển cho sạp báo. Người đọc báo đến sạp báo, chọn tờ báo mình cần đọc (subscriber ).
Bởi vì giao thức này sử dụng băng thông thấp trong môi trường có độ trễ cao nên nó là một giao thức lý tưởng cho các ứng dụng M2M (Machine to machine)
Giao thức MQTT cho phép hệ thống SCADA của bạn truy cập dữ liệu IIoT. MQTT mang lại nhiều lợi ích mạnh mẽ cho quy trình của bạn:
Trong một hệ thống sử dụng giao thức MQTT, nhiều node trạm (gọi là mqtt client – gọi tắt là client) kết nối tới một MQTT server (gọi là broker). Mỗi client sẽ đăng ký một vài kênh (topic), ví dụ như “/client1/channel1”, “/client1/channel2”. Quá trình đăng ký này gọi là “subscribe”, giống như chúng ta đăng ký nhận tin trên một kênh Youtube vậy. Mỗi client sẽ nhận được dữ liệu khi bất kỳ trạm nào khác gởi dữ liệu và kênh đã đăng ký. Khi một client gởi dữ liệu tới kênh đó, gọi là “publish”.
Mỗi kết nối tới broker được đánh giá chất lượng bởi thông số chất lượng dịch vụ (QoS) như sau:
Nhiều nhất một lần: Tin nhắn chỉ được gửi một lần. Client và broker không phải thực hiện thêm bước nào để xác nhận việc gửi có thành công hay không Cơ chế gởi và quên (tiếng Anh: fire and forget, tạm dịch: gởi và quên).
Trường này không ảnh hưởng đến việc xử lý các quá trình truyền dữ liệu TCP bên dưới; nó chỉ được sử dụng giữa người gửi và người nhận MQTT.
Retain là một cờ (flag) được gắn cho một message của giao thức MQTT. Retain chỉ nhận giá trị 0 hoặc 1 (tương ứng 2 giá trị logic false hoặc true). Nếu retain = 1, broker sẽ lưu lại message cuối cùng của 1 topic kèm theo mức QoS tương ứng. Khi client bắt đầu subscribe topic có message được lưu lại đó, client ngay lập tức nhận được message.
MQTT Bridge là một tính năng của MQTT Broker cho phép các MQTT Broker có thể kết nối và trao đổi dữ liệu với nhau. Để sử dụng tính năng này, ta cần tối thiểu 2 Broker, trong đó, một Broker bất kỳ sẽ được cấu hình thành Bridge. Khi cấu hình MQTT bridge, ta cần lưu ý tới các thông số sau:
MQTT được thiết kế một cách nhẹ và linh hoạt nhất có thể. Do đó nó chỉ có 1 lớp bảo mật ở tầng ứng dụng: bảo mật bằng xác thực (xác thực các client được quyền truy cập tới broker).
Tuy vậy, MQTT vãn có thể được cài đặt kết hợp với các giải pháp bảo mật đa tầng khác như kết hợp với VPN ở tầng mạng hoặc SSL/TLS ở tầng transport.
MQTT được thiết kế nhằm phục vụ truyền thông machine-to-machine nhưng thực tế chứng minh nó lại linh hoạt hơn mong đợi. Nó hoàn toàn có thể áp dụng cho các kịch bản truyền thông khác như: machine-to-cloud, cloud-to-machine, app-to-app. Chỉ cần có một broker phù hợp và MQTT client được cài đặt đúng cách, các thiết bị xây dựng trên nhiều nền tảng khác nhau có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng.
Giao thức MQTT ra đời năm 1999 và tính đến thời điểm hiện tại, MQTT phiên bản 3.1.1 được công nhận chuẩn OASIS.
Có một số dự án thực hiện MQTT. Ví dụ là:
Đã có một số dự án được thực hiện với giao thức MQTT. Ví dụ như: