Hiện nay, HPV (Human Papillomavirus) đang là nỗi lo lắng của nhiều người bởi mức độ nguy hiểm mà nó gây ra đối với sức khỏe. Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nghiêm trọng với tốc độ lây lan nhanh chóng và mức độ nguy hiểm, việc phòng ngừa HPV trở thành một vấn đề cấp thiết. Biện pháp phòng ngừa an toàn nhất hiện nay là tiêm vắc xin HPV. Trong số các vắc xin phòng ngừa HPV hiện có, Gardasil 9 nổi bật lên như một lựa chọn hàng đầu nhờ vào phạm vi bảo vệ rộng rãi và hiệu quả cao. Vậy, vắc xin Gardasil 9 là gì và đối tượng nào nên sử dụng vắc xin này?

Đang mang thai thì có tiêm vắc xin HPV Gardasil 9 được không?

Vắc xin Gardasil 9 không được khuyến nghị tiêm trong thời gian mang thai. Hiện tại, chưa có đủ nghiên cứu về ảnh hưởng của vắc xin này đối với thai kỳ, và mặc dù không có bằng chứng cho thấy nó gây hại cho thai nhi, việc tiêm vắc xin HPV nên được hoãn lại cho đến sau khi sinh​. Nếu bạn phát hiện mình có thai sau khi đã tiêm một hoặc hai liều, bạn nên ngừng các liều còn lại và tiếp tục sau khi sinh.

Tìm hiểu thêm về HPV và các cách phòng ngừa song song với các mũi tiêm HPV

HPV (tên khoa học: Human Papilloma Virus) là virus được tạo ra từ axit deoxyribonucleic (ADN) nhỏ, không có vỏ bọc, lây nhiễm vào các tế bào da hoặc niêm mạc ở người. HPV có khả năng lây truyền cao, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ngay sau khi bắt đầu hoạt động tình dục và hầu hết mọi người đều bị nhiễm trùng vào một thời điểm nào đó trong đời.

HPV có hơn 200 chủng, trong đó khoảng 80 chủng gây bệnh ở da và 40 chủng gây bệnh ở niêm mạc, được chia thành 2 nhóm nguy cơ thấp và nguy cơ cao. Có ít nhất 14 chủng nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung và có liên quan đến các bệnh ung thư  bộ phận sinh dục khác như ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn,…

Hai chủng nguy cơ cao phổ biến nhất là HPV 16 và 18, gây ra khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. HPV được ước tính gây ra gần nửa triệu ca mắc và 250.000 ca tử vong do ung thư cổ tử cung vào năm 2002, trong đó khoảng 80% xảy ra ở các nước đang phát triển.

Virus gây u nhú ở người (HPV) có đường lây đa dạng, phổ biến nhất là qua đường tình dục. Bên cạnh đó, HPV còn truyền nhiễm thông qua các vật trung gian như khăn tắm, đồ lót…, tiếp xúc da kề da và có thể lây từ mẹ sang con. Một số nghiên cứu đã nhấn mạnh, HPV có khả năng nhiễm trùng qua nước ối, nhau thai hoặc qua tiếp xúc với niêm mạc sinh dục của mẹ trong quá trình sinh nở tự nhiên.

Bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ nhiễm HPV, kể cả nam hay nữ. Tuy nhiên đối tượng có nguy cơ nhiễm HPV cao nhất là những người đã quan hệ tình dục và có lối sống sinh hoạt không lành mạnh. Bên cạnh việc tiêm phòng HPV đầy đủ và đúng lịch, người tiêm cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng ngừa như sau:

Với câu hỏi: “Vắc xin HPV tiêm mấy mũi là đủ?” đã có lời giải đáp trong bài viết trên. Đối với trẻ từ 9 đến dưới 15 tuổi được chỉ định tiêm phòng 2 mũi (loại Gardasil 9) và nhóm 15 – 45 tuổi tiêm Gardasil 9, người từ 9 – 26 tuổi tiêm Gardasil cần tiêm 3 mũi vắc xin HPV. Tiêm vắc xin HPV là biện pháp đơn giản, hiệu quả giúp tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm do HPV ở cả nam và nữ.

Thống kê cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh do HPV đang tăng cao ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Chuyên gia khuyến cáo mỗi người cần chủ động tiêm vắc xin HPV đầy đủ và đúng lịch để bảo vệ trước các tuýp HPV gây các bệnh lý nghiêm trọng ở cả nam và nữ. Vậy tiêm HPV có tác dụng gì? Khi nào nên tiêm HPV để đạt được hiệu quả phòng bệnh tối ưu nhất?

Bài viết được tư vấn bởi BS Huỳnh Trần An Khương – Quản lý Y khoa vùng 2 Hồ Chí MInh, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Tiêm HPV là hoạt động tiêm vào cơ thể một loại vắc xin nhằm kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể đặc hiệu để chống lại một số chủng HPV gây ra các bệnh lý như mụn cóc sinh dục và ung thư nguy hiểm ở cả hai giới như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư hầu họng, ung thư hậu môn gây ra cho cả hai giới nam và nữ. Hiện nay, có 2 loại vắc xin HPV được cấp phép lưu hành và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam là vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) phòng 9 chủng virus HPV và Gardasil (Mỹ) phòng 4 chủng virus HPV.

Trước tiên cần nhấn mạnh HPV RẤT NGUY HIỂM! Các nhà khoa học đã tìm thấy có hơn 200 tuýp HPV có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Trong đó có khoảng 40 tuýp có thể gây ra các bệnh lý liên quan đến đường sinh dục, được chia thành nhóm “nguy cơ thấp” và nhóm “nguy cơ cao” đối với nhóm có khả năng gây ung thư.

Sau khi nhiễm HPV, có khoảng 80% người nhiễm HPV là tạm thời, các triệu chứng bệnh thoáng qua và có thể tự đào thải sau 6-24 tháng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người nhiễm HPV không thể tự đào thải virus ra khỏi cơ thể mà ủ bệnh và tiến triển thành mụn cóc sinh dục hoặc các bệnh ung thư nguy hiểm. Người suy giảm hệ miễn dịch, người ghép cấy tạng, có bệnh lý nền… có khả năng đào thải virus thấp hơn các đối tượng khác.

Các nhà khoa học cũng phát hiện nam giới có tỷ lệ tự đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể thấp hơn 26% so với nữ giới. Do đó, độ lưu hành HPV ở đường sinh dục của nam cao hơn nữ ở hầu hết các lứa tuổi. Theo thống kê của CDC Hoa Kỳ, HPV gây ra 99% trường hợp ung thư cổ tử cung, hơn 90% trường hợp mụn cóc sinh dục, 90% trường hợp ung thư hậu môn, 65% trường hợp ung thư âm đạo, 50% trường hợp ung thư âm hộ và 45-90% trường hợp ung thư vòm họng. (1)

Trong đó, ung thư cổ tử cung là bệnh lý ung thư ác tính đặc biệt nguy hiểm khi có dấu hiệu gia tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. HPV không bị đào thải sẽ âm thầm tiến triển trong khoảng 10-20 năm và không xuất hiện triệu chứng đặc hiệu. Cho đến khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, khối u lớn, xâm lấn các cơ quan xung quanh khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Thống kê cho thấy trước đây hầu hết các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung đều ghi nhận ở độ tuổi 40 – 50 tuổi thì hiện nay độ tuổi ghi nhận ngày càng trẻ hóa từ 35 – 55 tuổi.

Ngoài ra, nam giới cũng là nhóm đối tượng chịu gánh nặng nặng nề do HPV gây ra. Theo WHO, cứ 3 nam giới trên 15 tuổi thì có 1 người nhiễm ít nhất 1 chủng HPV và và cứ 5 người thì có 1 người nhiễm một hoặc nhiều chủng HPV. Trong khi đó, nam giới có tỷ lệ thải loại HPV thấp hơn 26% so với nữ giới, đồng nghĩa với việc một khi đã nhiễm nam giới có khả năng sống chung với HPV suốt đời, lâu dần tăng sinh, thay đổi cấu trúc tế bào dẫn đến các bệnh ung thư nguy hiểm.

Lý giải vấn đề này, chuyên gia cho biết HPV rất khó kiểm soát bởi đường lây nhiễm rất đa dạng. Không chỉ riêng đường tình dục, HPV còn lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp tay với bộ phận sinh dục, dùng chung khăn tắm, đồ lót, thăm khám nam,phụ khoa hoặc nạo phá thai ở cơ sở không đảm bảo dụng cụ tiệt trùng, lây từ mẹ sang con… Thậm chí nguy cơ lây nhiễm còn tăng cao ở những người có đời sống tình dục không lành mạnh, nhiều bạn tình, áp dụng nhiều cách thức quan hệ khác nhau nhưng không sử dụng biện pháp an toàn.

Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo cần chủ động tiêm HPV đầy đủ và đúng lịch cho nam và nữ giới trong độ tuổi từ 9-45, bất kể đã quan hệ tình dục, lập gia đình hay từng quan hệ tình dục hay chưa để ngăn chặn ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV gây ra. Theo số liệu được công bố vào tháng 8/2023 của CDC Hoa Kỳ, kể từ khi chính thức triển khai tiêm HPV vào năm 2006, tỷ lệ trẻ em gái mắc các chủng HPV gây ung thư và mụn cóc sinh dục giảm 88% và ở phụ nữ trẻ giảm 81%. Trong số những phụ nữ được tiêm chủng, tỷ lệ tiền ung thư cổ tử cung (các tế bào bất thường trên cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư) do các loại HPV thường liên quan đến ung thư cổ tử cung gây ra đã giảm 40%.