Mưa thường tầm tã, kéo dài và bất chợt. Tự nhiên đang nắng rồi lại mưa như người con gái Huế. Mưa có khi cả ngày mà chẳng dứt. Mưa Huế cũng có thể coi là một phần tâm hồn của Huế. Một nét đặc trưng của miền đất cố đô Huế. Những con người xa quê, đi xa cũng phải nhớ về những ngày mưa của quê hương. Vì chẳng nơi nào có được những cơn mưa của xứ Huế.

Nữ sinh Đồng Khánh - Hai Bà Trưng (Huế) trong tà áo dài đến trường.

Mưa Huế thường mang theo những nỗi buồn, nỗi nhớ man mác của con người nơi đây. Nhà thơ Tố Hữu đã có câu thơ viết về mưa Huế:

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.”

Câu thơ như  ngụ ý rằng chắc huế có nỗi niềm chi trời mới mưa để giải tỏa tâm trạng.

Cơn mưa bắt đầu rơi, vài giọt lắc rắc rồi to dần to dần. Giọt ngả, giọt xiên rớt lả chả trên thành phố. Không khí bắt đầu lạnh dần theo làn sương mờ ảo. Thành phố tập nập cũng dừng lại hẳn để trú mưa.Những cơn mưa dài khiến tôi muốn ngồi bên khung của sổ để ngắm mưa rơi. Uống một cốc trà hay tách cà phê rồi tương tư, suy ngẫm.

Rất nhiều lần, tôi đi dạo và lang thang dưới mưa nên được quan sát thành phố Huế chìm trong cơn mưa. Người người đi lại vội dừng xe để mặc áo mưa. Những gánh hàng rong bên đường cũng được các cụ các dì vội lấy dù che chắn. Tội nhất là những người bán hàng rong như thế này. Những ngày nắng họ đã vất vả nhiều, nay mưa càng khó khăn hơn. Những cụ đã già nhưng còn phải mưu sinh bên lề đường cùng gánh hành rong. Họ ngồi cô đơn, lạnh lẽo và mong muốn bán được hết sớm. Thành phố ồn ào bởi tiếng xe cộ bỗng chìm lắng bởi tiếng mưa rơi. Khách du lịch đến đây có dịp ngắm mưa rơi cũng là điều may mắn và thi vị. Huế không chỉ đep bởi phong cảnh, bởi con người, mà còn đẹp bởi những khoảnh khắc, bởi những cảnh tượng nhỏ bé xung quanh mà ít ai để ý.

Những ngày mưa lạnh thế này thích nhất là cùng bạn bè đi ăn khoai lang nướng, bắp nướng bên lề đường, uống cốc sữa nóng hay tách cafe rồi cùng ngắm mưa rơi. Làm tôi quên đi cái lạnh của ngày mưa xứ Huế.

Mưa đi theo những tà áo dài của các cô nữ sinh Đồng Khánh - Hai Bà Trưng trên đường tan học. Mưa ướt hết những con đường, những mái nhà, ướt hết cả những gánh hàng. Mưa mang theo cả những nỗi buồn, những kỉ niệm còn dang dở.

Huế ơi, mưa chi mà mưa lắm thế...

Tháng 5, tháng 6 cũng là mùa bắt đầu của mùa mưa bão; mưa bão gây ngập úng trên diện rộng rất dễ gây các bệnh truyền nhiễm như: tả, lỵ,...Vì vậy để chủ động phòng chống dịch bệnh Vệ sinh môi trường trong mùa mưa bão là biện pháp chủ động giúp cộng đồng ngăn ngừa bệnh dịch và tự bảo vệ sức khoẻ.

Ngay đầu mùa mưa, các gia đình cần kiểm tra giếng nước, nhà tiêu, nhà tắm, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Phát hiện những chỗ hư hỏng, rò, dột, sụt, lún để kịp thời sửa chữa. Nạo vét, khơi thông cống rãnh nước thải để khi mưa to không bị tắc, không làm nhiễm bẩn đất và nguồn nước. Chuồng chăn nuôi gia cầm cần được vệ sinh, tẩy uế định kỳ theo hướng dẫn của cơ quan y tế, thú y nhằm bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là phòng chống cúm A/H5N1 cho gia cầm và tránh lây nhiễm sang người. Phân gia súc, gia cầm cần được trộn vôi bột, ủ mục trước khi đem sử dụng. Xác động vật chết cần được thu gom, chôn sâu, cách xa nguồn nước, xa khu dân cư. Tuyệt  đối không vứt xuống các dòng sông, dòng suối, các bờ ao, bụi cây... Thu gom và xử lý thường xuyên các loại rác thải sinh hoạt bằng các cách: chôn, đốt, ủ mục làm phân bón... Bảo vệ nguồn nước từ giếng khơi, giếng khoan, bể chứa nước mưa... Kiểm tra các dụng cụ dự trữ nước sạch.

Khi có mưa lớn, hoặc lụt úng xảy ra trên địa bàn, cần giữ vệ sinh nơi ăn, chốn ở, sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (nếu có), hoặc dùng hoá chất để làm sạch nước. Thu gom và xử lý chất thải của người và gia súc, gia cầm. Không vứt rác, không thải phân người, phân động vật xuống vùng ngập nước.

Hết đợt úng lụt, cần khẩn trương kiểm tra, đánh giá tình trạng các công trình vệ sinh. Nước rút đến đâu vệ sinh nhà cửa, sân thềm, chuồng trại đến đó. Những giếng khơi bị ngập, hoặc bị thấm nước bẩn cần được hút cạn, thau rửa. Có thể dùng vôi hoặc hoá chất, viên Cloramin B để làm sạch giếng ăn. Bể và các dụng cụ chứa nước ăn cần được cọ rửa sạch sẽ, bổ  sung nước mới và đậy kín. Nhà tiêu, chuồng gia súc, gia cầm sau khi ngập nước phải được tẩy uế, sửa chữa, bảo đảm vệ sinh, tránh làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm nơi ở.

Thu gom rác thải, chôn xác súc vật xa nơi ở, xa nguồn nước. Những khu chăn nuôi, các trang trại lớn sau khi ngập úng cần được tẩy trùng bằng hoá chất hoặc vôi bột.