Trong “Tây Du Ký”, Vạn Thánh Long Vương là người không muốn gây rắc rối thị phi, nhưng vì sao Lão Long này lại rơi vào cảnh tuyệt tự tuyệt tôn? Nữ nhi của ông là Vạn Thánh công chúa, dung mạo xinh đẹp, tố chất thông minh thiên bẩm; còn phò mã của ông, Cửu Đầu Trùng thần thông quảng đại. Về lý mà nói, gia tộc như vậy thì sẽ rất danh vọng và có tương lai.
Xét về sự đóng góp cho hành trình phát triển tượng kỳ
Hãy cùng so sánh sự đóng góp của Tứ Thiên Vương trong sự phát triển của tượng kỳ. Những đóng góp trong sự phát triển phong trào có thể so sánh toàn diện qua các khía cạnh như: bồi dưỡng nhân tài, viết sách, đổi mới, cải cách chuyên môn, quảng bá cùng với việc hỗ trợ tổ chức các sự kiện…
Hồ Vinh Hoa là người đứng đầu trong việc bồi dưỡng nhân tài cũng như viết sách chuyên môn về tượng kỳ. Ông có những tác phẩm tiêu biểu như: “Phản cung mã chuyên tập”, “Hồ Vinh Hoa tượng kỳ tự chiến giải quyết phổ”, “Hồ Vinh Hoa phi tượng bách cục”… đều được đánh giá cao về mặt lí luận chuyên môn.
Các vị đại sư còn lại hầu như không có không có kiệt tác nào đáng kể. Về phương diện cải cách, đổi mới chuyên môn, Hồ Vinh Hoa cũng đi đầu trong việc cách tân nhiều thế trận cổ, đổi mới và sáng tạo những thế trận mới như: Phản cung mã, Quá cung pháo, Phi Tượng cục…Mỗi cải biến của ông đều có giá trị sử dụng lớn, áp dụng cho thực chiến hiện đại. Về mặt này, Hồ Vinh Hoa vẫn đứng đầu.
Hồ Vinh Hoa còn rất tích cực trong việc quảng bá tượng kỳ. Năm 1989, vì phải ra nước ngoài quảng bá sự kiện, ông thậm chí từ bỏ cơ hội tham dự giải vô địch toàn quốc. Mặc dù Hồ Vinh Hoa không phải tự bỏ tiền túi để tài trợ các sự kiện nhưng những đóng góp của ông cho sự phát triển của tượng kỳ là vô cùng to lớn!
Thành tích đóng góp cho phong trào của Liễu Đại Hoa và Lữ Khâm tất nhiên không bằng Hồ Vinh Hoa nhưng họ cũng đã để lại nhiều ảnh hưởng lớn trong sự phát triển tượng kỳ. Nhìn chung bọn họ vẫn hơn Lý Lai Quần ở mặt này. Tuy nhiên Lí Lai Quần lại là người bỏ ra nhiều tiền nhất để tài trợ các sự kiện tượng kỳ sau khi đạt được thành công trong kinh doanh.
Vào năm 2007, ông từng bỏ ra số tiền lên đến 1 triệu USD để tài trợ cho giải đấu nổi tiếng mang tên mình là “Lai Quần Bôi” với giải nhất lên đến 200.000 NDT, một kỉ lục thời đó. Trên thực tế, Lí Lai Quần còn sẵn sàng muốn biến “Lai Quần Bôi” thành một giải đấu uy tín như “Ngũ Dương Bôi” nhưng vì Hồ Vinh Hoa không muốn tham dự nên giải đấu này đã lụi tàn chỉ sau một lần được tổ chức.
Xét về sức ảnh hưởng trong giới tượng kỳ
Cuối cùng hãy so sánh về tầm ảnh hưởng của mỗi vị Thiên Vương trong giới tượng kỳ. Tại giáp cấp liên tái năm 2003, Lữ Khâm và Hồ Vinh Hoa ngồi cùng bàn trò chuyện vui vẻ bên ly rượu, Lữ Khâm đã từng nói: ”Hồ tư lệnh, anh là tiền bối trong giới, tôi chỉ nghe anh”. Không khó để nhận ra được từ trong lời nói của Lữ Khâm , người từng giành được hơn 100 danh hiệu cao quý, lập biết bao thành tựu trong kỳ nghệ vẫn rất ngưỡng mộ Hồ Vinh Hoa.
Hồ Vinh Hoa người đang nắm giữ những kỉ lục vô tiền khoáng hậu như vô địch quốc gia trẻ nhất (15 tuổi), vô địch quốc gia mười năm liên tiếp, vô địch quốc gia lớn tuổi nhất (55 tuổi)…hầu như đều được bất cứ ai yêu mến khi nhắc đến. Ngay cả Lữ Khâm, người đã thống trị kỳ đàn hơn 10 năm, thi đấu chuyên nghiệp hơn 40 vẫn cảm thấy mình bé nhỏ hơn bậc đàn anh rất nhiều!
Xét về phương diện này, Liễu Đại Hoa cùng Lý Lai Quần quả thực không bằng. Lý Lai Quần dù là một tài năng kiệt xuất với 4 chức vô địch quốc gia trong mười năm nhưng đã từ bỏ kỳ nghệ từ quá sớm để theo kinh doanh. Tầm ảnh hưởng của anh thậm chí còn thua kém hơn nhiều so với Liễu Đại Hoa chứ chưa nói tới hai vị Hồ – Lữ.
Liễu Đại Hoa là một người có hoài bão lớn nhưng cuộc đời lại gặp nhiều trắc trở. Liễu đại sư thành tài chủ yếu tự học, luôn rất nỗ lực, chăm chỉ mỗi ngày. Mặc dù, Liễu đại sư chưa từng giành lại được chức vô địch từ năm 1981 nhưng với gần nửa thế kỷ cống hiến cho làng cờ, bền bỉ trong mọi giải đấu, huấn luyện biết bao nhân tài trẻ tuổi, danh vị của Liễu đại sư xứng đáng được người đời tôn trọng, nể phục!
Trong nháy mắt, Tứ đại Thiên Vương lừng lẫy ngày nào đều đã có tuổi. Hồ Vinh Hoa đã từ bỏ thi đấu đỉnh cao vào khoảng năm 2014, Lý Lai Quần cũng đã rút lui từ lâu chỉ còn Liễu Đại Hoa và Lữ Khâm vẫn còn hoạt động. Mặc dù, hùng phong vẫn như ngày nào nhưng với sự vươn lên mạnh mẽ của thế hệ mới, cả hai vị đại sư đều không đạt được thành tích nào đáng kể trong thời gian qua.
Nhưng đối người hâm mộ, họ vẫn cảm thấy rất vui khi hai vị đại sư vẫn còn tiếp tục chiến đấu, cho dù màn trình diễn của bọn họ không còn được mãn nhãn, kết quả đã không còn tốt như trước nhưng họ vẫn là những bậc anh hùng hiếm có xưa nay…
Có một ai đó từng hỏi rằng, ý nghĩa của việc chơi cờ là gì? Là để tiếp nối, nối quá khứ đến tương lai, nối thế hệ này đến thế hệ khác… Mọi thứ không có hồi kết như cuộc sống vậy. Cứ mãi tiếp diễn…
“Sóng Trường Giang sóng sau xô lớp trước Bao lớp sóng xô bấy anh hùng Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng Được mất lợi thành bỗng chốc hóa hư không…” (Trích thơ)
Vị trí Thăng Long tứ trấn trên bản đồ Hà Nội
Thăng Long tứ trấn là tên gọi chỉ 4 ngôi đền thiêng thờ 4 vị thần trấn giữ 4 vị trí huyết mạch phía đông, tây, nam, bắc của kinh thành Thăng Long xưa.[1] Bốn ngôi đền bao gồm:[2][3]
Ngày 18 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 93/QĐ-TTg xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Thăng Long tứ trấn là di tích quốc gia đặc biệt.[4][5]
Đền Bạch Mã nằm tại địa chỉ số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm. Đây là đền thờ thần Long Đỗ, vị Thành hoàng của Thăng Long xưa[6]. Theo sử liệu, đền Bạch Mã được khởi dựng dưới thời nhà Đường khi Cao Biền xây La thành vào năm 866. Sau khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long vào năm 1010 thì đền được xây dựng lại. Đền được xây theo hình chữ "tam", bên ngoài là phương đình tám mái. Điểm đặc sắc của công trình kiến trúc này chính là hệ thống mái hình "vỏ cua" (hình mai con cua) liên kết giữa các hạng mục kiến trúc. Đền hiện còn bảo quản được tượng và nhiều di vật quý như tượng thần Long Đỗ từ thời nhà Lê - thế kỷ XVII, 18 bia đá cổ, 17 đạo sắc phong thời Nguyễn, nhiều đồ thờ tự khác.[7][8][9]
Đền Voi Phục có các tên khác là Đền Thủ Lệ, Đền Linh Lang hiện tọa lạc tại phố Kim Mã, quận Ba Đình cạnh công viên Thủ Lệ. Đền thờ thần Linh Lang Đại vương, người có công đánh dẹp quân Tống trên vùng đất Thăng Long xưa[10]. Tương truyền, đền Voi Phục được xây dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1065) đời vua Lý Thánh Tông trên một khu gò cao thuộc vùng đất của trại Thủ Lệ - một trong 13 làng trại ở phía tây kinh thành Thăng Long. Đền có kết cấu kiểu chữ "công" gồm tiền tế, trung đường, hậu cung. Trong đền có hai pho tượng đồng và hòn đá to có vết lõm, tương truyền là nơi Linh Lang nằm gối đầu lên rồi hóa thành con giao long. Ngoài cổng đền có tượng hai con voi quỳ phục, do đó mà thành tên gọi.[11][12][13]
Đền Kim Liên còn được gọi là Đền Cao Sơn, Đình Kim Liên tọa lạc tại phường Phương Liên, quận Đống Đa. Đền được lập nên từ thời vua Lê Tương Dực để thờ thần Cao Sơn Đại Vương. Tương truyền, thần Cao Sơn là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ, là một trong 50 người con theo mẹ lên núi. Đền Kim Liên nằm trên gò cao, bao gồm tam quan và đền thờ thần. Đền chính được xây theo kiểu chữ "Đinh" gồm tòa bái đường năm gian ở phía trước, phía sau là chính điện (hậu cung) ba gian[14][15]. Về sau người dân làng Kim Liên đã lập thêm cổng tam quan, bổ sung một số kiến trúc mới tạo thành đình Kim Liên, trong đền và đình còn thờ Tam Phủ, thờ Mẫu... Đến nay, tại đình Kim Liên còn lưu giữ 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương và tấm bia đá dựng phía trái đền.[14][16]
Đền nằm ở cuối đường Thanh Niên, nhìn chếch ra Hồ Tây[17]. Theo sử sách, đền Quán Thánh hay Quán Trấn Vũ thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, tương truyền là người đã có công giúp vua An Dương Vương khi xây thành Cổ Loa. Đền được dựng trong Kinh thành từ thời nhà Lý (1160). Năm 1474, khi mở rộng Hoàng thành, vua Lê Thánh Tông cho di chuyển đền ra địa điểm hiện nay. Trong đền có tượng thánh Trấn Vũ bằng đồng đen, đúc năm 1677 đời Lê Hy Tông, cao 3,92 m và nặng khoảng 4 tấn.[18]
Thanh Long (phồn thể: 青龍, giản thể: 青龙, pinyin: Qīnglóng) hay Thương Long (phồn thể: 蒼龍, giản thể: 苍龙, pinyin: Cānglóng) là một trong tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương và triết học phương Đông.
Thanh Long (thời cổ đại gọi là Thương Long) là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong tứ tượng, có tượng là hình rồng (long/龍), có màu xanh (thanh/青) hoặc xanh nhạt, xanh biếc (蒼/thương). Thanh Long đại diện cho yếu tố Mộc, hướng Đông và mùa xuân.
Thanh Long được gọi là Seiryuu (青竜/せいりゅう) trong tiếng Nhật, Cheongnyong (靑龍/청룡) trong tiếng Hàn và Azure Dragon trong tiếng Anh.
Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:
Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là móng chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là móng chân sau của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.
Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ,... nên thời được ví như hai chị em sinh đôi.
Thời Minh, chỉ huy sứ Cẩm y vệ được gọi là Thanh Long.