Diêm dân xã Nhơn Hải (Ninh Hải, Ninh Thuận) đóng bao muối đưa đi tiêu thụ. Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN
Không biết tiếng Việt có được nhập quốc tịch Việt Nam hay không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
- Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
- Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện phải biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam, đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam, có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì về nguyên tắc, người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam. Trường hợp là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; hoặc là người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; hoặc là người có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì không phải đáp ứng điều kiện phải biết tiếng Việt.
Do đó: Đối với trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn của bạn là người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, trong đó bao gồm điều kiện phải biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam. Trừ trường hợp bạn của bạn thuộc các trường hợp không bắt buộc phải đáp ứng điều kiện phải biết tiếng Việt được trích dẫn ở trên.
- Bạn cảu bạn khi xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do bạn của bạn lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
- Bạn của bạn sẽ không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Muối là mặt hàng thiết yếu, có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thậm chí muối Việt xuất khẩu còn chinh phục được những thị trường khó tính trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ… Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hội nhập, ngành Muối phải đối mặt với nhiều thăng trầm như sản xuất chưa ổn định, sản lượng tăng giảm thất thường, chất lượng chưa đồng đều. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với ngành là cần phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững. Ngành Muối Việt Nam phát triển từ nghề làm muối có truyền thống lâu đời nhờ đường bờ biển dài hơn 3.000 km kéo dài từ Bắc vào Nam cùng khí hậu nhiệt với nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và gió mạnh là những yếu tố thuận lợi cho sản xuất muối. Việt Nam hiện có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối nhưng diện tích sản xuất muối tập trung chính ở các tỉnh: Bạc Liêu, Bến Tre, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Nghệ An, Nam Định, Thanh Hóa… Sản phẩm muối Việt Nam được tiêu thụ trong nước với 2 mục đích chủ yếu là phục vụ nhu cầu sinh hoạt và dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp như: Công nghiệp hóa chất, công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp thực phẩm, y tế. Trong đó, sản phẩm muối dùng cho các ngành công nghiệp thường là muối công nghiệp, phải tuân theo các tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp, có hàm lượng natri clorua (NaCl) trên 98%, ít tạp chất. Hiện nay, sản xuất muối ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện bằng các phương pháp thủ công với 2 phương pháp chính được áp dụng cho các tỉnh, thành phố sản xuất muối ở cả 3 miền. Các tỉnh vùng ven biển miền Bắc và Bắc Trung bộ chủ yếu là Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An thường sử dụng phương pháp phơi cát với ưu điểm có thể khắc phục được những tác động từ sự bất thường của thời tiết. Thay vì chỉ dùng ánh mặt trời làm nước bốc hơi, những ruộng muối được làm bằng phương pháp phơi cát, dùng cát mịn đã sàng lọc kỹ hòa với nước biển cho ngấm mặn rồi trải lớp cát đó ra khoảng đất phẳng dùng nắng mặt trời phơi khô để muối kết tinh trên hạt cát. Thêm một ưu điểm nữa của phương pháp này là diện tích phơi không đòi hỏi phải là ruộng muối mà có thể tận dụng bề mặt sân rộng.
Đối với các tỉnh có nghề làm muối ở miền Trung và Nam bộ như Bình Định Ninh Thuận, Bạc Liêu, phương pháp chủ yếu được dùng là sản xuất muối phơi nước phân tán bằng cách đào ao hoặc hồ cạn để chứa nước làm muối và sản phẩm chủ yếu là muối đen. Nước làm muối được tát lên ruộng trên để tăng nồng độ nước muối sau đó tháo nước mặn xuống ruộng dưới để nước bốc hơi và kết tinh thành hạt muối. Nhiều năm trở lại đây, người nông dân làm muối (diêm dân) đã ứng dụng thêm phương pháp sản xuất công nghiệp tập trung như phương pháp trải bạt bằng cách lót màng HPDE phía dưới, sau đó dùng ống nhựa dẫn nước muối đã được cô đặc về thùng lắng lọng để phơi muối. Phương pháp này không những giúp diêm dân tiết kiệm sức lao động mà còn tăng sản lượng; đồng thời giúp tăng chất lượng muối, đảm bảo hàm lượng i-ốt tự nhiên trong muối cao.
Nhìn chung, ngành Muối Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào phương thức sản xuất thủ công cho năng suất thấp, trong khi phương thức sản xuất công nghiệp cho năng suất và chất lượng cao lại chưa chiếm được nhiều dư địa. Vì vậy, ngành Muối vẫn còn gặp rất nhiều bất cập, khó khăn trong quá trình phát triển và tìm kiếm bước đi bền vững cho ngành. Minh chứng điển hình được Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đưa ra tại thời điểm cuối tháng 2/2017, Việt Nam có trên 9,6 nghìn ha sản xuất muối thủ công nhưng chỉ cho sản lượng gần 2,6 nghìn tấn muối; nhưng chỉ với 4,3 nghìn ha sản xuất muối công nghiệp, sản lượng thu được lại nhiều gấp 4,3 lần, đạt trên 11, 1 nghìn tấn muối. Trong khi đó, sản xuất muối thủ công lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thời tiết như số ngày nắng, nhiệt độ… Ngay từ đầu vụ, diêm dân phải tốn nhiều chi phí, nhân công để cải tạo lại ruộng; trong quá trình sản xuất, nếu gặp phải trời mưa, ruộng muối coi như hỏng và cần phải thuê nhân công cải tạo lại từ đầu. Nghề làm muối thủ công bằng cách cho nước biển vào ruộng để kết tinh muối nên thường có lẫn nhiều tạp chất không tan, dẫn đến chất lượng muối không đủ đảm bảo. Thêm vào đó, muối do diêm dân sản xuất theo kiểu truyền thống nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, không có hợp đồng mua bán khiến cho giá muối lên xuống thất thường. Khả năng tích trữ của bà con diêm dân còn rất hạn chế, kho chứa muối đa phần tạm bợ, thô sơ làm tăng độ ẩm và tạp chất trong sản phẩm muối, đồng thời nhu cầu của diêm dân cần phải bán ngay để trang trải sinh hoạt nên thường bị thương lái ép mua muối giá thấp khi vào chính vụ. Bài toán được mùa mất giá, được giá thì lại mất mùa vẫn là câu đố quen thuộc đối với ngành Muối giống như nhiều ngành sản xuất nông nghiệp khác ở Việt Nam. Điển hình vào cuối tháng 3/2021, do thời tiết không thuận lợi khiến muối mất mùa và rớt giá, diêm dân tỉnh Bến Tre bán muối tại ruộng với giá từ 27-28 nghìn đồng/giạ (khoảng trên 600 đồng/kg muối), năng suất muối cũng giảm hơn các năm trước từ 5-10 giạ/công; trong khi giá muối phải đạt trên 50 nghìn đồng/giạ (khoảng 1.200 đồng/kg) thì người diêm dân mới có lãi. Vấn đề tương tự cũng xảy ra tại các địa phương làm muối trên cả nước vào vụ muối nửa đầu năm trước, trong đó có Bạc Liêu khi giá muối chỉ dao động từ 600-900 đồng/kg muối đen và 900-1.500 đồng/kg muối trắng. Có thể nói, con đường làm giàu từ “vàng trắng” của người diêm dân vẫn còn khá bấp bênh khi đa phần diện tích làm muối trên cả nước được làm bằng cách làm truyền thống mang đặc điểm manh mún, lạc hậu, sản lượng và chất lượng thấp, không ổn định, phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết, làm cho năng suất, chất lượng muối thấp. Mặt khác, do việc sản xuất muối trên các cánh đồng muối là chuyên canh, rất khó cải tạo để xen canh nên diêm dân sản xuất muối có thu nhập không cao. Nhiều nơi, diêm dân phải bỏ ruộng muối, sẵn sàng sang nhượng lại ruộng muối khi được trả giá cao để tìm việc khác mưu sinh. Thực tế cho thấy năm 2000, tổng diện tích cánh đồng muối của Việt Nam lên đến gần 30ha, đến năm 2015, tổng diện tích sản xuất muối chỉ còn khoảng 15,2 nghìn ha với sản lượng đạt 1,5 nghìn tấn. Năm 2019, diện tích sản xuất muối của Việt Nam chỉ còn 13,4 nghìn ha với sản lượng khoảng 966 nghìn tấn. Bức tranh ngành muối Việt Nam đã phản ánh một thực trạng vẫn đang tồn tại trong toàn ngành, đó là Việt Nam dư muối tiêu dùng chất lượng thấp và thiếu muối công nghiệp chất lượng cao để dùng cho sản xuất công nghiệp và y tế. Vì vậy, có một thực tế không thể tránh khỏi là trong khi lượng muối sản xuất trong nước tồn dư ở các doanh nghiệp còn rất cao, Việt Nam vẫn phải cấp hạn ngạch nhập khẩu muối nhằm đáp ứng nhu cầu, chất lượng muối làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và sản xuất thuốc, sản phẩm y tế trong nước. Đây cũng là hành động tuân thủ các quy tắc bắt buộc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) do muối nằm trong danh mục các mặt hàng được Nhà nước bảo hộ. Đứng trước những khó khăn, thách thức, ngành Muối vẫn có nhiều điểm sáng tạo động lực phát triển toàn ngành. Sản phẩm muối Việt Nam đã chinh phục thành công các thị trường khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc… với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Nhà nước vẫn dành nhiều nỗ lực để bảo vệ ngành sản xuất muối trong nước, đảm bảo và nâng cao thu nhập cho diêm dân làm muối. Theo đó, năm 2017, hạn ngạch nhập khẩu muối được cấp phép là 102 nghìn tấn, đến năm 2021, thông tư 52/2020/ TT-BCT ngày 24/12/2020 của Bộ Công thương đã quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối giảm còn 80 nghìn tấn. Tuy nhiên trên thực tế, số lượng muối được cấp phép nhập khẩu có thể thấp hơn nhiều so với hạn ngạch nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua muối trong nước. Ngoài ra, trong nhiều năm, sản xuất, khai thác và tinh chế muối luôn nằm trong nhóm những ngành nghề đặc biệt được ưu đãi đầu tư. Năm 2021, Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư 2020 vẫn duy trì sản xuất, khai thác và tinh chế muối nằm trong nhóm 8 ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm kích cầu sự phát triển của ngành. Trong bối cảnh hội nhập với những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm cùng với mục tiêu phát triển bền vững toàn diện nền kinh tế đã đặt ra yêu cầu cho ngành Muối cần chuyển dịch cơ cấu sản xuất muối gắn với đổi mới công nghệ, đầu tư mới và cải tạo đồng muối để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Chính vì vậy, ngày 31/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1325/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030 xác định đưa ngành Muối phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế của các địa phương có truyền thống sản xuất muối để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các loại sản phẩm về muối nhằm đáp ứng nhu cầu muối trong nước, hướng đến xuất khẩu muối và tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của nhân dân làm muối. Trong ngắn hạn đến năm 2025, mục tiêu đặt ra là duy trì tổng diện tích sản xuất muối 14,5 nghìn ha, sản lượng đạt 1,5 triệu tấn /năm; trong đó, diện tích sản xuất muối kết tinh trên nền trải bạt 5 nghìn ha, sản lượng đạt 650 nghìn tấn (chiếm 43%), sản lượng muối chế biến đạt 500 nghìn tấn. Đảm bảo diện tích sản xuất muối quy mô công nghiệp đạt 4.805 ha, với sản lượng đạt 640.000 tấn/năm (chiếm 42%); ứng dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất sản xuất muối tối thiểu 20%. Mục tiêu dài hạn đến năm 2030, chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm với tổng diện tích sản xuất muối đạt 14,2 nghìn ha nhưng sản lượng đạt 2 triệu tấn/năm, đáp ứng nhu cầu trong nước, nhất là hỗ trợ phát triển các sản phẩm muối và chế biến khác từ muối phục vụ nhu cầu xuất khẩu, du lịch, y tế. Vấn đề đầu tư phát triển sản xuất muối cần thực hiện đồng bộ gắn với chế biến, thị trường trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất muối quy mô công nghiệp đáp ứng nhu cầu ngành công nghiệp hóa chất, nguyên liệu cho chế biến muối tinh cao cấp được tập trung tại các địa phương trọng điểm như: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Đầu tư cải tạo, nâng cao cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối cho người dân sản xuất muối gắn với hỗ trợ xây dựng các mô hình chế biến, đa dạng hóa sản phẩm muối nhằm nâng cao giá trị gia tăng tại các địa phương: Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Các giải pháp cần thực hiện để phát triền ngành Muối trong tương lai tập trung vào các vấn đề một cách đồng bộ, nhất là hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất muối cả đối với sản xuất thủ công và sản xuất quy mô công nghiệp. Hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất muối kết hợp du lịch nông thôn, du lịch nghỉ dưỡng; mô hình sản xuất muối sạch; mô hình ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin trong quá trình sản xuất muối; chú trọng hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển sản xuất muối chứa nhiều khoáng chất, vi chất dinh dưỡng tự nhiên với hàm lượng NaCl thấp, có lợi cho sức khỏe. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến muối để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm muối. Hỗ trợ về tín dụng đầu tư, tạo điều kiện về lãi suất vay và thủ tục vay cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến muối. Đồng thời, căn cứ nhu cầu đào tạo về ngành muối của các địa phương, thực hiện lồng ghép các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành muối./.